Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, cà phê đồng loạt giảm

Admin

Mặc dù giá lúa gạo tuần qua giảm nhưng các thương nhân dự báo, nhu cầu đối với gạo Việt Nam có thể sẽ tăng trong thời gian còn lại của năm.

Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại Cần Thơ, giá lúa OM 4218 ghi nhận sự giảm 200 đồng/kg, còn 6.400 đồng/kg. Mức giảm tương tự cũng ghi nhận ở IR 50404, còn 6.200 đồng/kg. Riêng lúa Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg.

Tại Tiền Giang, giá lúa tiếp tục ghi nhận sự giảm giá 100 đồng/kg ở IR 50404 còn 6.600 đồng/kg; riêng OC 10 vẫn giữ ở mức 6.500 đồng/kg.

Giá lúa tại Sóc Trăng có sự giảm giá ở Đài Thơm 8 còn 6.600 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg. Các loại khác vẫn giữ ổn định như: OM 5451 là 6.600 đồng/kg; TS24 là 8.200 đồng/kg; OM 4900 là 6.900 đồng/kg.

Tại Bến Tre, giá lúa hầu hết không có sự biến động như: ST là 6.900 đồng/kg; IR 50404 là 5.650 đồng/kg.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lúa tại An Giang, một vài loại lúa có sự giảm giá so với tuần trước, như lúa Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 5.600 – 5.700 đồng/kg, OM 18 từ 5.700 – 5.900 đồng/kg, đều giảm 100 đồng/kg. Riêng Đài Thơm 8 từ 5.600 – 5.800 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg. Các loại khác vẫn ổn định như: IR 50404 ở mức từ 5.400 – 5.600 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức từ 5.400 – 5.600 đồng/kg.

Với mặt hàng lúa nếp, nếp An Giang khô ổn định từ 7.500 – 7.600 đồng/kg.

Tại Trà Vinh, giá lúa tươi Hè Thu đang được thu mua tại ruộng 6.000 đồng/kg, tăng 500 – 800 đồng/kg so với vụ lúa Đông Xuân, song nhiều nông dân đang bị thua lỗ do giá phân bón, thuốc bảo vệ, giá nhiên liệu xăng dầu tăng cao. 

Trao đổi với Báo tin tức, ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, trước biến động giá vật tư nông nghiệp và giá nhiên liệu, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân giảm bớt diện tích lúa vụ 3 trong năm chuyển sang trồng vụ màu để tăng hiệu quả kinh tế. 

Cùng với đó, nông dân cần làm quen và tăng diện tích trồng lúa giống mới cho năng suất và chất lượng gạo cao, sản xuất theo quy trình lúa hữu cơ để thuận lợi ký kết  với doanh nghiệp bao tiêu, giá thu mua luôn cao hơn so với lúa thường. 

Về xuất khẩu, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 390-393 USD/tấn, không đổi so với hai tuần trước.

Trong khi thị trường lúa gạo trong nước vẫn có sự ảm đạm thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ lại giữ vững quanh mức cao nhất trong tuần qua, do nhu cầu từ nước láng giềng Bangladesh vẫn mạnh. Trong khi đó, lo ngại về nguồn cung và nhu cầu lên cao đã giúp tăng giá gạo Thái Lan.

Cụ thể, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ không thay đổi so với tuần trước, ở mức từ 379 - 387 USD/tấn. Nhu cầu mạnh mẽ từ Bangladesh đã củng cố giá gạo Ấn Độ trong những tuần gần đây, khi Chính phủ Bangladesh có kế hoạch nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong vài tháng tới để tích trữ dự trữ và hạ nhiệt giá cao trong nước.

Một quan chức cấp cao của Bộ Lương thực Bangladesh cho biết nước này đã đưa ra quyết định cuối về nhập khẩu 530.000 tấn gạo từ Ấn Độ, Việt Nam và Myanmar theo các thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ. Bangladesh cũng đang đàm phán để mua thêm.

Đáng chú ý, Ấn Độ đang xem xét có nên hạn chế xuất khẩu gạo 100% tấm hay không, sau khi diện tích trồng lúa tại nước này suy giảm do lượng mưa ít. Giới quan sát lo ngại quyết định đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng nhẹ lên từ 416 - 420 USD/tấn, từ 415- 416 USD/tấn của tuần trước.

Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch 9/9, giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago, Mỹ đồng loạt tăng.

Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2022 tăng 16,5 xu Mỹ (tương đương 2,47%) lên 6,85 USD/bushel. Giá lúa mì giao tháng 12/2022 tăng 40,5 xu Mỹ (4,89%) lên 8,695 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 11/2022 tăng 26,25 xu Mỹ (1,89%) lên 14,1225 USD/bushel (1 bushel lúa mì/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Xu hướng thị trường - Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, cà phê đồng loạt giảm

Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch 9/9, giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago, Mỹ đồng loạt tăng.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ công bố Báo cáo mùa vụ tháng 9/2022 vào thứ Hai (12/9) và thị trường dự kiến sẽ có phản ứng khá lớn. Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago dự kiến các đợt tăng giá gần hoặc cao hơn 7 USD đối với ngô giao  tháng 12 và 14,40 USD trở lên đối với đậu tương giao tháng 11. Trong khi đó, xu hướng giá lúa mì sẽ phụ thuộc vào tình hình hành lang xuất khẩu của Ukraine.

Argentina là nước bán ra nhiều đậu tương trong tuần này. Trung Quốc được cho là đã mua 19 - 23 chuyến hàng cho tháng 10/11 trong những ngày gần đây. Quốc gia châu Á cũng đã đặt từ 10 - 12 chuyến hàng đậu tương của Mỹ và từ 20 - 24 chuyến hàng từ Brazil trong tháng 2 – 3/2023.

Giá lúa mì Ấn Độ tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt. AgResource cho rằng sản lượng lúa mì năm 2022 của Ấn Độ nằm trong khoảng từ 92 - 95 triệu tấn, điều này sẽ buộc Ấn Độ nhập khẩu từ 4 triệu tấn đến 6 triệu tấn lúa mì trong quý IV năm nay.

Thị trường cà phê thế giới cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 9/9, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London (Anh) đi xuống. Hợp đồng kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 12 USD xuống 2.264 USD/tấn, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2023 giảm 2 USD còn 2.253 USD/tấn.

Xu hướng thị trường - Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, cà phê đồng loạt giảm (Hình 2).

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm từ 100 – 200 đồng, xuống dao động trong khung 48.300 – 48.800 đồng/kg.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York (Mỹ) đảo chiều tăng. Hợp đồng giao tháng 12/2022 tăng 6,30 xu Mỹ lên 228,50 xu/lb trong khi kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 5,95 xu lên 222,65 xu/lb.

Trong khi đó, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm từ 100 – 200 đồng, xuống dao động trong khung 48.300 – 48.800 đồng/kg.

Hải Quan Việt Nam báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 8/2022 đạt 112.531 tấn (tương đương 1.875.517 bao 60kg), giảm 1,16% so với tháng trước và giảm 4,0% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, xuất khẩu của giai đoạn từ tháng 1 -8/2022 đã tăng 15,31% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là thông tin đã khiến giá cà phê Robusta kỳ hạn tại London suy yếu trở lại cho dù báo cáo tồn kho tại sàn vẫn tiếp tục sụt giảm.

Giá gạo lạc quan những tháng cuối năm

Ngày 8/9/2022, Ấn Độ chính thức ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu. Việc quốc gia này hạn chế xuất khẩu sẽ giáng một cú đánh mạnh hơn vào những quốc gia đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt và nạn đói ngày càng trầm trọng.

Trao đổi với Công thương, ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc TNHH Sản Xuất Thương Mại Phước Thành IV cho biết, Việc Ấn Độ áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu là tin vui với gạo Việt Nam. Bởi lâu nay gạo Việt Nam luôn bị cạnh tranh với gạo Ấn Độ và Thái Lan về giá. Lý giải rõ hơn về điều này, ông Nguyễn Văn Thành chia sẻ, trong giai đoạn 2017 – 2018, Ấn Độ xuất khẩu khoảng 8 – 9 triệu tấn gạo/năm và giá gạo Việt Nam giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này rất tốt. Tuy nhiên đến năm 2020, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên gấp đôi và đạt mức hơn 21 triệu tấn vào năm 2021. Điều này khiến giá gạo xuất khẩu trên thị trường bị giảm xuống.

“Mới đây, Việt Nam và Thái Lan đã cùng nhau thảo luận giải pháp để nâng giá gạo lên, giúp người nông dân có được lợi nhuận. Do đó, động thái áp thuế 20% đối với gạo xuất khẩu được xem là một trong những giải pháp để cải thiện giá gạo của quốc gia này trong thời gian tới. Dự báo vụ đông xuân 2023 giá lúa gạo sẽ tốt hơn”, ông Nguyễn Văn Thành nhìn nhận.

Đồng quan điểm, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice đánh giá, đây là cơ hội cho gạo Việt gia tăng cả về số lượng đơn hàng và giá trị. Tuy nhiên, về mặt đơn hàng, ông Phan Văn Có cho rằng, Việt Nam sẽ không được hưởng lợi nhiều. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển của Việt Nam đi các thị trường của gạo Ấn Độ rất cao.

"Hiện nay, gạo Ấn Độ chủ yếu xuất đi thị trường châu Phi. Trong tháng 9, cước vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi thị trường châu Phi mặc dù đã giảm so với tháng 8, song vẫn dao động ở mức 4.000 – 6.000 USD/container 40 feet, cao gấp 2 lần so với mức giá vận chuyển từ Ấn Độ sang châu Phi", ông Phan Văn Có phân tích.

Hương Anh (tổng hợp)