8 yếu tố có thể khiến giá dầu tăng hoặc giảm tới 20% trong những tháng tới

Admin

Trong báo cáo mới của Bank of America (BofA), giá dầu có thể sẽ phải đối mặt với áp lực đáng kể trong những tháng tới vì rủi ro cung và cầu có thể đẩy giá tăng khoảng 5-10 USD/thùng.

Trong một báo cáo công bố ngày 6/9, ngân hàng Bank of America (BofA) nhận định giá dầu sẽ đối mặt áp lực đáng kể trong những tháng tới vì rủi ro cung-cầu có thể đẩy giá tăng hoặc giảm khoảng 20%.

Các nhà phân tích của BofA vẫn duy trì dự báo đã đưa ra trước đó rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức khoảng 100 USD/thùng cho năm 2023, đồng thời chỉ ra 8 rủi ro có thể đẩy giá dầu tăng khoảng 5-20 USD mỗi thùng những tháng tới.

1. Suy thoái toàn cầu

Các dữ liệu sản xuất thời gian qua báo hiệu rằng hoạt động sản xuất công nghiệp có khả năng bị thu hẹp. Điều này cho thấy một cuộc suy thoái đang rình rập xung quan. Theo báo cáo, một cuộc suy thoái toàn cầu có thể làm giảm kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu dầu khoảng hơn 1 triệu thùng/ngày, có khả năng kéo giá dầu thô Brent giảm xuống mức 75 USD/thùng.

8 yếu tố có thể khiến giá dầu tăng hoặc giảm tới 20% trong những tháng tới - Ảnh 1.

PMI ngành sản xuất: Tất cả chỉ số PMI ngành sản xuất đều nằm quanh ngưỡng 50, báo hiệu sự suy giảm sắp tới

2. Thỏa thuận hạt nhân Iran

Theo các nhà phân tích của BofA, nếu thỏa thuận hạt nhân Iran được hồi sinh, thị trường có thể được bơm thêm tới 1 triệu thùng dầu/ngày. Nếu vậy, ước tính giá dầu có thể giảm khoảng 10-15 USD/thùng. Tuy nhiên, các nước OPEC+ có thể sẽ phản ứng nhanh chóng bằng cách giảm sản lượng.

3. Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu khiến nhu cầu tăng cao

Với việc giá khí đốt và giá điện đang tăng kỷ lục ở khắp châu Âu, đặc biệt là dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 tiếp tục bị cắt giảm. Điều này sẽ dẫn đến khả năng châu Âu và châu Á sẽ bắt đầu sử dụng dầu mỏ thay cho than đá và khí đốt tự nhiên.

Tuy nhiên, báo cáo nhận định vẫn có khả năng giá dầu giảm do nhu cầu tiêu thụ và tăng trưởng suy yếu ở châu Âu. BofA kỳ vọng có nhiều lựa chọn thay thế khác.

4. Tình hình sản xuất dầu thô

Trên toàn thế giới, các nhà máy lọc dầu đã giảm công suất chưng cất dầu thô khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày so với giai đoạn 2020-2021 do "đóng cửa nhà máy và giảm đầu tư", theo báo cáo của BofA.

Điều này đặt ra một thách thức cho OPEC+ bởi nguồn cung dầu thô cho các nhà máy lọc dầu ngày càng tăng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng hiện tại. Nhưng đồng thời, việc giảm nguồn cung có nguy cơ đẩy giá cầu tăng lên cao hơn nữa.

Các nhà phân tích cho biết: "Việc giảm công suất lọc dầu đã dẫn đến những chuyển động tiêu cực trong việc làm khủng hoảng thêm các sản phẩm dầu mỏ chủ chốt bao gồm naphtha, xăng, dầu diesel hoặc dầu nhiên liệu".

8 yếu tố có thể khiến giá dầu tăng hoặc giảm tới 20% trong những tháng tới - Ảnh 2.

Công suất lọc dầu: Hệ thống lọc dầu toàn cầu đã giảm công suất chưng cất dầu thô khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày so với giai đoạn 2020-2021.

5. Sự gia tăng chênh lệch giữa các sản phẩm dầu thô

Sự chênh lệch giữa các sản phẩm nhẹ như xăng, dầu diesel và dầu nhiên liệu nặng là thước đo quan trọng đối với thị trường năng lượng. Tuy nhiên, một điểm nghẽn quan trọng trong sự chênh lệch này đã xuất hiện và có thể thúc đẩy OPEC+ cắt giảm sản lượng - điều này sau đó sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn.

BofA cho biết: "Chênh lệch các sản phẩm dầu nặng - nhẹ đã tăng từ 3,5 USD/thùng trong hai năm trước lên 12 USD/thùng".

6. Tình hình địa chính trị

Các nhà phân tích nhận định bất ổn địa chính trị ở Iraq và Libya có nguy cơ khiến giá dầu thô tăng vọt. Và các diễn biến của cuộc xung đột này có thể ảnh hưởng tới quyết định về sản lượng tiếp theo của các tập đoàn sản xuất dầu mỏ.

Sản lượng ở Libya đã giảm từ khoảng 1,16 triệu thùng/ngày vào đầu năm nay xuống còn 680.000 thùng/ngày trong tháng 7. Trong khi đó, sản lượng dầu của Iraq đã tăng lên từ năm 2020 nhưng xu hướng này có thể bị đảo ngược tùy thuộc vào các xung đột chính trị trong những tháng tới.

7. Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ

Theo BofA, Mỹ dự kiến kết thúc việc xả kho dự trữ dầu chiến lược vào tháng 10 tới. Và với lượng tồn kho dầu chiến lược giảm mạnh những tháng gần đây, thị trường có thể xuất hiện một khoảng trống lớn ảnh hưởng đến sản lượng của OPEC+.

8. Trung Quốc

Trung Quốc - nước tiêu thụ và lọc dầu lớn thứ hai thế giới - thời gian qua vẫn duy trì các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để phòng chống dịch đã khiến nhu cầu dầu giảm và giá dầu giảm.

8 yếu tố có thể khiến giá dầu tăng hoặc giảm tới 20% trong những tháng tới - Ảnh 3.

Tăng trưởng lưu lượng hành khách: Lưu lượng hàng không quốc tế hiện trên mức 60% thời điểm trước đại dịch ở khắp mọi nơi, ngoại trừ châu Á

Tuy nhiên, theo quan điểm của BofA, khả năng Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào tháng 10 nếu Bắc Kinh phát tín hiệu nới lỏng các chính sách Covid. BofA cùng lưu ý rằng nhu cầu nhiên liệu máy bay có thể giảm xuống mức thấp.

Tham khảo: Markets Insider