Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế

Admin

Doanh nghiệp rời đi bỏ lại dàn xe cộ, máy móc phục vụ vận chuyển, xử lý quặng sắt nằm hoen rỉ suốt gần 5 năm trong khu rừng tràm ở Thừa Thiên - Huế.

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 1.

Video: Dàn xe cộ, máy móc tuyển quặng nằm hoen rỉ giữa rừng tràm ở Thừa Thiên - Huế

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 3.

Cách đây gần 8 năm, Công ty Cổ phần Vật liệu và Công nghệ (có trụ sở tại TP.Hà Nội) được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thuê đất tại thôn 3, xã Phú Sơn (thị xã Hương Thuỷ) để làm cơ sở xử lý quặng sắt với diện tích đất 165.817m2 theo Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 10/12/2015. Thời hạn thuê đất đến hết ngày 24/6/2017.

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 4.

Tiếp đó, doanh nghiệp kể trên tiếp tục được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế được gia hạn thuê đất đến hết ngày 31/12/2018 để làm cơ sở xử lý quặng sắt theo Quyết định số 2087/QĐ-UBND ngày 13/9/2017.

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 5.

Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn cho thuê đất đến nay gần 5 năm nhưng các phương tiện, máy móc phục vụ xử lý quặng sắt vẫn chưa được xử lý, di dời, nằm ngổn ngang cùng mưa nắng.

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 6.

Ghi nhận, tại dự án bỏ hoang này có 9 phương tiện xe cơ giới gồm 5 xe tải, 1 máy xúc lật và 3 máy múc. Do bị bỏ hoang nhiều năm phần thùng và cabin của những xe cộ, máy móc này bị tróc sơn, hoen gỉ.

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 7.

Các xe cộ nằm hoen rỉ, cây dại phủ kín và khó có khả năng sửa chữa phục hồi, chỉ có thể bán sắt vụn.

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 8.

Những chiếc xe tải từng là tài sản lớn với nhiều người cách đây gần 5 năm thì nay bị hoen rỉ cùng nắng mưa xứ Huế khiến nhiều người tiếc nuối.

Xem thêm:

Khu xưởng cửa đóng, then cài cũng bị cây cối, cỏ dại phủ kín xung quanh và có lẽ cũng nhiều năm chưa có ai đặt chân vào. Bên trong khu xưởng là những hệ thống máng chuyền, giàn lọc khoáng sản, máy nghiền quặng sắt… sau nhiều năm không sử dụng bị mưa nắng biến thành phế liệu.

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 11.

Được biết, ngày 16/01/2023 UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra Quyết định số 183/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Công ty cổ phần Vật liệu và Công nghệ tại xã Phú Sơn

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 12.

Trong công văn số 134/TTPTQĐ do Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Hương Thuỷ gửi Công ty Cổ phần Vật liệu và Công nghệ tại xã Phú Sơn ngày 08/8/2023 nêu rõ: “Yêu cầu Công ty Cổ phần Vật liệu và Công nghệ phải di dời toàn bộ tài sản của Công ty ra khỏi phạm vi khu đất bàn giao, khôi phục các mốc tọa độ xác định ranh giới, diện tích khu đất trước khi lập thủ tục bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã".

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 13.

Tuy nhiên, đến nay số máy móc, thiết thị của doanh nghiệp vẫn bị bỏ chỏng chơ ở khu đất ở thôn 3 (xã Phú Sơn).

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 14.

Ông Hà Phương Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết, UBND xã sẽ kiến nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất nghiên cứu tham mưu UBND thị xã giao cho các nhà đầu tư thực hiện các chương trình dự án phát triển sản xuất tại địa phương như xây dựng nhà máy tiêu thụ các sản phẩm từ rừng trồng (xay bột làm nguyên liệu đốt, viên nén năng lượng, chế biến gỗ dăm…)

Xe cộ, máy móc tuyển quặng sắt nằm hoen rỉ gần nửa thập kỷ trong rừng tràm ở Huế - Ảnh 15.

Một giải pháp khác được lãnh đạo UBND xã Phú Sơn đưa ra là hỗ trợ quỹ đất cho các đơn vị đang thực hiện dự án trồng rừng gỗ lớn xây dựng nhà máy tiêu thụ sản phẩm rừng gỗ lớn để vận động nhân dân thực hiện, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn, góp phần thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững hoặc có phương án giao đất cho nhân dân sản xuất tránh lãng phí tài nguyên đất đai.

Xem thêm:

Tin liên quan

Nhà báo Phạm Thủy: Tôi gặp tình huống “nhớ đời” vì hâm mộ Mark Zuckerberg, cầm lái trên Sa Pa!

theo VTC News /