"Năm đen tối" của các ông lớn ngành ô tô thế giới: Bị các hãng xe Trung Quốc tước hết thị phần bằng "vũ khí thần tốc"

Admin

Quá trình chuyển đổi sang xe điện của Trung Quốc đang nhanh đến mức khiến nhiều hãng xe lớn trên thế giới phải kết thúc năm 2023 với doanh số bán hàng tại Trung Quốc kém nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Năm đen tối của các ông lớn ngành ô tô thế giới: Bị các hãng xe Trung Quốc tước hết thị phần bằng vũ khí thần tốc - Ảnh 1.

Thay đổi thị phần

Theo phân tích dữ liệu công khai mà CNBC thực hiện với số liệu ba quý đầu năm, các thương hiệu Trung Quốc đang dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi sang phương tiện sử dụng điện, điều này khiến Volkswagen có doanh số bán hàng thấp nhất tại Trung Quốc kể từ năm 2012.

Cũng theo phân tích của CNBC với 10 thương hiệu ô tô toàn cầu, gã khổng lồ ô tô nước Đức không đơn độc trong bức tranh ảm đạm này. Hãng Nissan đang sắp có năm tồi tệ nhất trên thị trường kể từ năm 2009, trong khi Hyundai cũng có doanh số thấp nhất kể từ thời điểm đó.

Sự sụt giảm này xảy ra khi Trung Quốc nhanh chóng chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang phương tiện sử dụng năng lượng mới. Thị trường này phát triển mạnh khi ô tô chạy bằng pin và động cơ hybrid - mà Tesla và các thương hiệu Trung Quốc như BYD đang sản xuất – đang chiếm phần lớn thị phần.

Tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các loại xe sử dụng năng lượng mới đã chiếm hơn 1/3 số lượng ô tô chở khách mới được bán tại nước này trong năm nay. Theo Hiệp hội Xe khách Trung Quốc dự đoán, thị trường ô tô nội địa sẽ tăng trưởng 20% trong tháng 11 so với một năm trước.

Năm đen tối của các ông lớn ngành ô tô thế giới: Bị các hãng xe Trung Quốc tước hết thị phần bằng vũ khí thần tốc - Ảnh 2.

Doanh số bán xe của các hãng xe lớn đang có sự thay đổi rõ rệt.

Mặc dù Volkswagen cho đến nay vẫn là gã khổng lồ trên thị trường ô tô Trung Quốc với khoảng 3 triệu xe bán ra mỗi năm, thì thương hiệu từ nước Đức lại không thu hút được nhiều sự chú ý trong lĩnh vực ô tô điện. Vào tháng 7, công ty đã đầu tư khoảng 700 triệu USD vào công ty khởi nghiệp xe điện Xpeng của Trung Quốc để cùng phát triển hai mẫu xe ô tô cho Trung Quốc.

Cùng lúc đó, hãng BYD đang tăng tốc để bắt kịp. CNBC cho biết, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã bán được hơn 1 triệu ô tô lần đầu tiên vào năm 2022 và đang hướng tới doanh số 2,5 triệu ô tô tại Trung Quốc trong năm nay. Toyota, hãng đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi thị trường sang ô tô điện, sẽ có năm tồi tệ nhất về tổng doanh số bán hàng tại Trung Quốc kể từ năm 2020 với khoảng 1,8 triệu chiếc xe được bán ra.

Phát triển thần tốc

Alvin Liu, nhà phân tích tại văn phòng Canalys ở Thượng Hải, chịu trách nhiệm theo dõi và phân tích toàn cầu về thị trường xe năng lượng mới, cho biết ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường .

Ông chỉ ra rằng với doanh số khoảng 2 hoặc 3 triệu chiếc, BYD sẽ chiếm được một thị phần đáng kể trong thị trường xe năng lượng mới có quy mô 8,5 triệu chiếc của Trung Quốc. Ông Liu cũng lưu ý tiềm năng của các nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) trong việc cạnh tranh thông qua liên doanh với các công ty Trung Quốc.

Các thương hiệu nước ngoài đang trở nên ít được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng hơn khi người dân đi mua ô tô điện. Việc hạn chế biển số xe ở các thành phố lớn như Bắc Kinh khuyến khích người dân địa phương mua ô tô điện thay vì ô tô chạy bằng nhiên liệu truyền thống.

Một cuộc khảo sát của Bernstein với hơn 1.500 người tiêu dùng ở Trung Quốc vào tháng 8 và tháng 9 cho thấy BYD là thương hiệu hàng đầu mà người mua xe điện Trung Quốc sẽ cân nhắc để “xuống tiền”. Đứng thứ 2 là Tesla, tiếp theo là Nio.

Năm đen tối của các ông lớn ngành ô tô thế giới: Bị các hãng xe Trung Quốc tước hết thị phần bằng vũ khí thần tốc - Ảnh 4.

Về ưu tiên của khách Trung Quốc cho lần mua xe tiếp theo, báo cáo chỉ ra rằng: “Ngoại trừ Tesla, tất cả các thương hiệu nước ngoài đều có độ hấp dẫn sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó các thương hiệu Nhật Bản (ví dụ: Toyota, Honda, Nissan) giảm nhiều nhất”.

“Mức quan tâm của giới trẻ Trung Quốc đối với các thương hiệu xe cao cấp truyền thống cũng giảm, kể cả có phải thương hiệu của Đức hay không”.

BYD và các thương hiệu khác đang triển khai chiến lược bán ô tô điện ở nước ngoài. Năm nay, Trung Quốc đang trên đà trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới, vượt qua Nhật Bản và Đức, phân tích của Moody's cho biết vào tháng 8.

Để đối phó với ảnh hưởng của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, Liên minh châu Âu hồi tháng 9 vừa qua đã phát động một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các công ty xe điện Trung Quốc.

Tham khảo CNBC

Xem thêm:

Tin liên quan

Chiếc Toyota "già" đậu trước biệt thự ở Hà Nội: 1 tỷ tiền xe, 15 tỷ tiền biển