Mâm khí động học - bạn có phải là fan?

Admin

Trong bối cảnh xe điện lên ngôi, mọi chi tiết tại ngoại thất xe đều cần tối ưu khả năng khí động học lên mức tốt nhất có thể. Mâm xe cũng không phải là ngoại lệ.

Mâm khí động học - bạn có phải là fan? - Ảnh 1.

Mâm xe Rolls-Royce Spectre được tối đa diện tích bề mặt để cải thiện khả năng khí động học - Ảnh: Rolls-Royce

Trong khi khả năng khí động học không gây ảnh hưởng quá lớn đến tầm vận hành xe chạy động cơ, yếu tố này đặc biệt quan trọng với xe điện vốn có khoảng cách di chuyển được tạm thời hạn chế hơn.

Suốt hai thập kỷ vừa qua, ta chứng kiến chấu mâm xe được làm ngày một mảnh - vừa để giảm trọng lượng, vừa để tăng yếu tố thẩm mỹ và cũng giúp người dùng quan sát rõ ràng hơn cặp phanh màu sắc sống động bên trong.

Tuy nhiên, yếu tố khí động học ngày một được quan tâm, khiến chấu xe giờ lại được làm lớn hơn bao giờ hết để giảm lực cản không khí và qua đó tăng tầm vận hành.

Trên thực tế, một mâm trơn, phẳng lì sẽ giúp tối ưu khí động học tốt nhất có thể. Tuy nhiên thiết kế này quá đơn điệu và thiếu điểm nhấn nên các hãng xe chọn phương án không tối ưu bằng nhưng cân bằng tốt hơn giữa thiết kế và độ hiệu quả.

Mâm khí động học - bạn có phải là fan? - Ảnh 2.

Audi Q4 E-Tron có mâm xe hình cánh quạt khá lạ mắt cũng không nằm ngoài mục đích cải thiện khí động học - Ảnh: Audi

Mâm khí động học - bạn có phải là fan? - Ảnh 3.

Một ý tưởng mâm khí động học khác từ Lynk & Co concept The Next Day - Ảnh: Lynk & Co

Mâm khí động học - bạn có phải là fan? - Ảnh 4.

Cadillac Celestiq - xe điện chủ lực của tập đoàn GM cũng có giao diện mâm sáng tạo để cải thiện tầm vận hành - Ảnh: Cadillac

Mâm khí động học - bạn có phải là fan? - Ảnh 5.
Mâm khí động học - bạn có phải là fan? - Ảnh 6.

Ngay cả những mẫu xe thuộc các hãng xe phổ thông như Peugeot chẳng hạn e-208 (trái) hay 408 (phải) cũng sử dụng giao diện mâm khí động học - Ảnh: Peugeot

Xem thêm:

Tin liên quan

Subaru Forester 2023 giá từ 969 triệu đồng tại Việt Nam: Thiết kế mới, thêm công nghệ an toàn