Tây Ninh: Hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bị phạt hơn 90 triệu đồng

Admin

Tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngày 3/5, thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh cho biết, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an thị xã Hoà Thành vừa kịp thời ngăn chặn đối tượng sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tiêu dùng & Dư luận - Tây Ninh: Hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bị phạt hơn 90 triệu đồng

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở này có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. (Ảnh: QLTT tỉnh Tây Ninh).

Cụ thể, qua nguồn tin tiếp nhận và bằng biện pháp nghiệp vụ, ngày 8/4, 2 đơn vị này đã phối hợp và tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại địa chỉ số 36, ấp Trường Huệ, xã Trường Tây (thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh), do ông N.T.Đ. làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận, tại cơ sở này có hàng hoá, gồm: 236 hộp Kem body ủ trắng mạnh (loại 120g/hộp); 56 hộp Kem body ủ trắng mạnh (loại 200g/hộp); 26 hộp Kem body ủ trắng mạnh (loại 500g/hộp); 82 hộp Kem ủ vip thái mạnh (loại 100g/hộp); 68 hộp Kem ủ vip thái mạnh (loại 200g/hộp); 20 hộp Kem ủ vip thái mạnh (loại 500g/hộp); 129 hộp Kem phôi cốt thái vip (loại 120g/hộp); 8 hộp Kem phôi cốt thái vip (loại 250g/hộp); 9 hộp Kem phôi cốt thái vip (loại 500g/hộp); 1 thùng Kem body ủ trắng mạnh (13kg/thùng, loại hàng hoá chưa thành phẩm) và 3 thùng Kem body ủ trắng mạnh (14,5kg/thùng, loại hàng hoá chưa thành phẩm).

Trị giá tang vật vi phạm khoảng 122,7 triệu đồng.

Thời điểm kiểm tra, ông N.T.Đ., chủ cơ sở trên chưa xuất trình được các giấy tờ có liên quan đến lô hàng. Qua làm việc, chủ cơ sở đã thừa nhận hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đội Quản lý thị trường số 3 sau đó đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm là số mỹ phẩm nêu trên.

Tiêu dùng & Dư luận - Tây Ninh: Hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bị phạt hơn 90 triệu đồng (Hình 2).

Lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hàng trăm hộp mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tại cơ sở này. (Ảnh: QLTT tỉnh Tây Ninh).

Liên quan đến hành vi này, ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở này số tiền hơn 92,3 triệu đồng. Đến ngày 2/5, ông N.T.Đ., chủ cơ sở đã tiến hành nộp tiền phạt theo quyết định nêu trên.

Trao đổi với Người Đưa Tin, luật gia Đinh Đắc Lộc, Hội Luật gia tỉnh Bình Phước cho biết, đối với việc buôn bán kinh doanh không rõ nguồn gốc xuất xứ, cụ thể ở đây là kinh doanh mỹ phẩm.

Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì:

“Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng; hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa; và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; với bên có liên quan theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc là những loại mỹ phẩm không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ; có thể có hoặc không có giấy phép của Bộ Y tế (những trường hợp có đa phần là làm giả); được bán ra nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.

Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Hành vi buôn bán hàng giả là mỹ phẩm và không rõ nguồn gốc được quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngoài ra hành vi kinh doanh, vận chuyển, buôn bán, sử dụng… hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó. Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm về hàng hóa không rõ nguồn gốc:

Căn cứ theo điểm a khoản 12, điểm a khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác Hình thức xử phạt bổ sung:

Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm thì bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân, theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy mỹ phẩm không rõ nguồn gốc".