Hiện nay sự tăng tốc của chuyển đổi số và mức độ ngày càng phổ biến của công nghệ đám mây/cloud giúp các công ty có thể phát triển và cung cấp các dịch vụ số đa dạng và độc đáo hơn tới người dùng, khách hàng của họ, đồng thời nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu tham gia phát triển các sản phẩm công nghệ và trở thành công ty công nghệ. Do đó, ngân sách công nghệ đang tăng lên tương xứng với thực tế mới này. Chi tiêu cho CNTT đã tăng lên 4,6 nghìn tỷ USD vào năm 2023, tăng 5,5% so với năm 2022 - Theo IBM.
Với những lý do này thì quản lý chi tiêu công nghệ, quản lý ngân sách và dự báo ngày càng được các CIO và bộ phận IT chú trọng hơn. Thậm chí kiểm soát chi phí hiện nay là ưu tiên hàng đầu của mọi tổ chức trong tất cả các ngành. Bởi vì trong bối cảnh nền kinh tế đang cần thời gian để phục hồi, khả năng tối ưu chi phí của mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định đến khả năng xoay xở của họ.
Anh Dũng - chủ một công ty bán lẻ trực tuyến chia sẻ rằng: "Cần phải xác định các chi phí đang không hiệu quả, tối ưu từ đó và đưa ra những chiến thuật chi phí thực tiễn với doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp đầu tư cho hệ thống thiết bị máy chủ vật lý hiện đại, nhưng sau đó nhận ra rằng chi phí sẽ giảm một nửa khi chuyển toàn công việc sang cloud. Nhưng cũng có những trường hợp doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ đám mây và nhận thấy rằng họ chưa khai thác hết công suất trong khi vẫn phải chi trả cho toàn bộ tài nguyên. Hoặc trong các trường hợp khác, doanh nghiệp chỉ có một khoản ngân sách cố định khi triển khai dự án và cần đảm bảo khả năng kiểm soát để làm sao chi tiêu không vượt ngoài định mức này."
Để làm được những điều này cũng là nhiệm vụ khá khó khăn, vì trong mỗi một hệ thống công nghệ thường có rất nhiều thành phần, không dễ dàng để tính toán được số máy chủ với cấu hình đảm bảo chính xác nguồn ngân sách đặt ra từ đầu. Khi tìm kiếm các phương án cho nhu cầu kiểm soát định mức chi phí của mình, anh Dũng đánh giá giải pháp chi phí mới do Bizfly Cloud đưa ra giải quyết được nhiều bài toán khó.
Khác với cách cung cấp thông thường là thuê từng máy chủ đơn lẻ với cấu hình cụ thể từng máy thì phương án dạng Pool Resource của Bizfly Cloud lại cung cấp 1 gói tài nguyên (gồm CPU, RAM, memory…) theo định mức cụ thể. Với phương án này, doanh nghiệp có thể mua theo mức ngân sách được giới hạn, ngân sách bao nhiêu thì sẽ mua lượng tài nguyên tương ứng.
Chi phí pool resource rẻ hơn mua từng máy chủ lẻ, với mỗi máy chủ bán lẻ chi phí sẽ linh hoạt theo từng loại cấu hình (các cấu hình máy chủ lớn sẽ có giá cao hơn do đặc thù). Tuy nhiên với pool resource chi phí sẽ được tính theo đơn vị tài nguyên và số lượng tài nguyên người dùng mua.
Đối với các dự án thử nghiệm có tính rủi ro hoặc các dự án mới, dự án đang trong giai đoạn đầu thì phương án này rất thiết thực hoặc chỉ đơn giản là doanh nghiệp có một kế hoạch ngân sách cụ thể cho một hạng mục công việc nhất định. Có thể chủ động phân bổ tài nguyên cho các dự án theo từng giai đoạn phù hợp với tổng tài nguyên sẵn có mà chi phí vẫn không thay đổi. Ví dụ dự án A đang thử nghiệm một tính năng mới và cần nhiều tài nguyên để chạy thì tăng tài nguyên cho A nhiều hơn, khi A đã thử nghiệm xong nhưng B đang cần phát triển mạnh thì lập tức chuyển tài nguyên sang cho dự án B. Bên cạnh đó, với cách mua theo gói tài nguyên này, doanh nghiệp cũng chỉ cần chi trả cho lượng tài nguyên dùng trong thời gian nhất định, không bị gò bó việc phải mua cả khoảng thời gian dài, giúp họ không bị động về chi phí cho hạ tầng.
Hoặc đối với các dự án mới phát triển, tài nguyên ban đầu thường chỉ sử dụng đơn giản, nhưng nhu cầu thường sẽ tăng lên theo thời điểm. Khi đã hết giới hạn tài nguyên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở rộng và thu nhỏ tài nguyên tức thời bằng auto scaling kết hợp với cách tính phí pay as you go (chỉ chi trả cho các tài nguyên đã sử dụng) sẽ giúp đảm bảo dự án vẫn được triển khai liên tục với chi phí tối ưu.
Để tham khảo và trải nghiệm dùng thử miễn phí cùng nhiều ưu đãi cực hấp dẫn từ giải pháp máy chủ Bizfly Cloud Server, độc giả truy cập tại đây.