PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, cho hay trong quá trình khám bệnh bác sĩ đã tiếp nhận không ít trường hợp tới khám có triệu chứng chán ăn, vàng da, kết quả gan đã bị xơ. “Thủ phạm” dẫn tới
Phó Chủ tịch Hội Gan mật chỉ ra thủ phạm âm thầm “đục đẽo” lá gan tới xơ hỏng
Gan là một tạng lớn, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Các triệu chứng gan bị tổn thương thường diễn biến rất âm thầm.
PGS Trịnh Thị Ngọc đang khám cho bệnh nhân
Tại Việt Nam, viêm gan virus đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh ung thư gan.
PGS Ngọc cho hay: "Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi luôn khuyên mọi người cần tiêm phòng vắc xin viêm gan B để ngừa ung thư gan. Vì nhiễm virus viêm gan B diễn biến thường rất âm thầm, bệnh nhân có thể tiến tới xơ gan và ung thư gan.
- Giai đoạn 3: Sau giai đoạn mạn tính bệnh nhân sẽ có diễn biến xơ gan: Xơ gan còn bù, xơ gan mất bù.
Đối với xơ gan còn bù, bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, chức năng gan suy giảm, không phù.
Đối với xơ gan mất bù, dân gian vẫn còn gọi là xơ gan cổ trướng, trong giai đoạn này chức năng gan suy giảm mạnh, mắt vàng, phù chân hoặc thoát dịch vào phủ tạng (tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng). Bệnh nhân xơ gan cổ trướng khi soi dạ dày có thể giãn thực quản độ 2-3. Trường hợp này điều trị khó khăn, ghép gan mới cứu sống được bệnh nhân.
PGS Ngọc cho biết cách phòng ngừa viêm gan đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Trong một gia đình nếu có một trường hợp nhiễm viêm gan B thì tất cả mọi người cần phải đi kiểm tra, nếu chưa mắc phải tiêm phòng vắc xin.
Đối với những người cần kháng thể ngay, 1 tháng tiêm 1 lần. Đối với người muốn tạo kháng thể từ từ trong 6 tháng, nên tiêm đủ 3 mũi và sau 1 năm tiêm nhắc lại. Sau đó, cứ 5 năm nên tiêm một mũi nhắc lại để tạo kháng thể.