Chủ nhà là một đôi vợ chồng trẻ tuổi, yêu thể thao và thích chơi game. Họ cần một không gian rộng rãi để cùng nhau khám phá các trò chơi mỗi lần tụ tập gia đình, bạn bè. Bằng cách phá bỏ các khuôn mẫu truyền thống, cặp đôi hy vọng có thể tích hợp toàn bộ sở thích của mình vào căn hộ.
Diện tích căn hộ không lớn, chỉ vỏn vẹn 64m2 nhưng lại được chia thành nhiều phòng. Do đó, không gian của từng phòng rất nhỏ. Để có thêm không gian sinh hoạt, cũng như tăng cường sự tương tác trong gia đình, cặp đôi đã mạnh dạn tiến hành một số thay. Trong đó, nổi bật nhất là việc chỉnh sửa kết cấu từ 3 phòng ngủ xuống còn 1 phòng ngủ.
Sơ đồ mặt bằng trước khi cải tạo
Hình ảnh thực tế trước khi cải tạo
Hiện tại, bức tường ngăn của phòng ngủ lớn nhất đã được dỡ bỏ, mở rộng không gian thành một phòng đa chức năng nửa khép kín. 2 phòng ngủ còn lại được kết hợp thành 1 phòng ngủ lớn.
Không gian bếp ban đầu vốn ở ban công, nay được mở rộng vào bên trong để tăng diện tích sử dụng. Sau khi cải tạo, quầy bar và nhà bếp sẽ là khu vực chính của toàn bộ nhà.
1. Tối ưu không gian khu vệ sinh và các ngăn tủ
Ban đầu, cửa nhà vệ sinh đối diện với phòng khách và khu bếp. Sau khi cải tạo, vị trí của cửa nhà vệ sinh đã được đặt lại. Không gian nhà vệ sinh cũng được tối ưu hóa với việc đặt bồn rửa ra bên ngoài.
Nhờ bố trí như vậy, có thể rửa tay sạch sẽ ngay sau khi trở về nhà. Trong tình hình dịch bệnh, đây là một công năng có thể phát huy hết tác dụng.
Các tủ chứa trong nhà được bố trí lại một cách tỷ mỉ và hợp lý theo nhu cầu của chủ nhà. Việc này không chỉ giúp cải thiện không gian mà còn giúp thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng.
Các tủ còn được bố trí các ngăn kéo để tiện cho việc đặt những vật dụng nhỏ. Điều này có thể cải thiện đáng kể sự gọn gàng, ngăn nắp của căn nhà.
2. Không gian đa chức năng với quầy bar là tâm điểm của căn hộ
Hiện tại, căn hộ chỉ có 1 cặp vợ chồng sinh sống. Do đó, phòng ngủ lớn đã được cải tạo thành một phòng đa chức năng có để đáp ứng nhu cầu đọc sách, làm việc và giải trí. Phòng đa chức năng cũng được nối thông với không gian công cộng.
Khu bếp được bố trí thành hình chữ L với các tủ đựng giúp tăng cả không gian chức năng và khả năng lưu trữ.
Mặt bàn bếp cũng được tận dụng thành quầy bar. Đây cũng là tâm điểm của căn hộ. Tại đây, vừa có thể vừa xem TV vừa làm việc nhà, nấu nướng lại vừa có thể dùng làm nơi tiếp đãi bạn bè.
TV được đặt âm tường với phong cách tối giản, tân thời. Sau TV cũng có một giá đỡ có thể xoay được để có thể xem được một cách dễ dàng từ nhiều góc độ khác nhau.
Các không gian được mở thông với nhau để những thành viên trong nhà có thể kết nối, giao tiếp với nhau tốt hơn ngay cả khi họ đang ở trong những phòng khác nhau.
Đối diện bàn ăn là một chiếc tủ đen nhỏ để bổ sung thêm không gian tích trữ. Đây là nơi đựng rượu của hai vợ chồng. Ngoài tủ lạnh trong bếp, căn hộ còn có thêm một tủ lạnh nhỏ chuyên để đựng đồ uống. Những chiếc ván trượt treo tường cũng được tận dụng làm vật trang trí.
3. Phòng đa chức năng bán mở
Phòng đa chức năng được thiết kế bán mở, thông với phòng ăn, đồng thời cũng để sẵn khe cửa để nếu tiện lắp cửa nếu sau này có nhu cầu muốn chuyển đổi sang thành phòng cho con trẻ.
Căn hộ được cải tạo với mục đích lớn nhất là tạo cảm giác thông thoáng. Cho dù trong nhà có bao nhiêu người đi nữa thì căn hộ hai phòng này vẫn có thể chứa được.
Bên trong phòng đa chức năng là một hệ thống giá sách. Bên cạnh đó là hệ thống TV cùng với các thiết bị điện tử khác để giải trí, chơi game.
Khu vực làm việc được đặt gần cửa sổ. Thiết kế mở như vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong gia đình giao tiếp với nhau, không có sự ngăn cách về không gian.
Chiếc kệ có thể thực hiện nhiều chức năng, thuận tiện cho việc lấy đồ, cất đồ.
Nếu chiếc rèm cửa sổ được kéo xuống, một không gian ấm áp sẽ xuất hiện.
4. Hai phòng ngủ nhập lại thành một, có nơi cất quần áo riêng
Hai căn phòng ngủ được ghép lại thành một căn phòng ngủ rộng rãi.
Khu vực ngủ nghỉ chỉ được trang trí nhẹ nhàng, nhằm tạo không gian yên tĩnh, thư thái để nghỉ ngơi.
Phòng ngủ được ngăn cách với nơi để quần áo bằng một bức tường. Bên phải là một dãy tủ đóng, có thể để áo khoác, quần áo theo mùa hoặc chăn ga gối đệm.
Không gian bên trái được bố trí rèm cửa với các tủ mở, ngăn kéo giúp cho việc lưu trữ hiệu quả, thuận tiện hơn.
5. Khu vực nhà bếp độc lập khiến việc nhà trở nên dễ dàng hơn
Sau khi kết nối không gian bên ngoài ban công với bên trong, diện tích sử dụng đã được tăng đáng kể. Ngoài ra, gia chủ còn bố trí thêm một khu vực đặc biệt.
Ban đầu tại đây có hai đường ống, nay đã được cải tạo lại thành một vòm khung mềm mại để nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian.
Ban đầu, khu bếp và ban công có hai đường ống, nhưng gia chủ đã tạo hình vòng cung ở đây để nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian.
Bồn rửa cũng được bố trí lại, hướng ra cửa sổ để có thể tận hưởng cảnh quan xanh tươi khi làm việc nhà.
6. Tối ưu hóa thiết kế phòng vệ sinh
Thiết kế phòng vệ sinh có thể nói là điểm nhấn của căn hộ. Tại đây, vị trí cửa ra vào phòng vệ sinh đã được thay đổi. Cửa cánh bình thường đã được đổi thành cửa trượt nhằm tối ưu diện tích.
Khả năng lưu trữ trong phòng vệ sinh cũng được cải thiện rất nhiều với các ngăn tủ.
Ngoài ra còn có tủ khóa tích hợp bên trong phòng tắm, có thể lưu trữ các vật dụng vệ sinh.
Giữa khu vệ sinh và khi tắm được ngăn cách bằng cửa kính lùa, có tác dụng cách ly hơi nước mà không ảnh hưởng đến độ trong suốt của không gian.
Khu vực tắm được bố trí thêm bồn nằm. Nơi đây còn tận dụng các hốc tủ âm tường để đựng đồ đạc và loại bỏ góc chết.
(Nguồn: 163 / Ảnh: HANDA Design)