Đó là tín chỉ carbon. Hiện nay, theo các chuyên gia, không chỉ lúa mà ngay cả những cây dừa ở Việt Nam cũng có thể bán được tín chỉ carbon trong thời gian tới.
Mới đây, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, đến tháng 8/2024, Việt Nam sẽ có sản phẩm lúa phát thải. Thực tế Ngân hàng Thế giới đã cam kết chi trả 10 USD/tín chỉ carbon từ lúa.
Tuy nhiên, tài các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngoài lúa, việc trồng dừa cũng là một thế mạnh. Đối với loại cây này, không chỉ quả mà ngay cả thân, lá, hoa... đều có thể được sử dụng để làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng khác nhau như nước tương, đường mật...
Nhưng cây dừa còn có thể được dùng để bán tín chỉ carbon. Theo báo Vietnamnet, tại Sokfram của vợ chồng Phạm Đình Ngãi và Thạch Thị Chal Thi, các cây dừa hữu cơ được trồng để lấy mật và sau đó dùng để chế biến các sản phẩm khác. Nếu dùng để khai thác mật, chỉ cần 20 gốc dừa thì một hộ nông dân cũng có thể thu được khoảng 6 triệu đồng/tháng.
Nhận thấy biến đổi khí hậu đang ngày càng khốc liệt và dừa là cây trồng chịu được tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL nên chị Thạch Thị Chal Thi cho biết, Sokfarm đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ liên kết với 500 hộ dân và tiến tới hợp tác với 1.000 hộ vào năm 2035.
Hiện nay, vợ chồng anh Ngãi đang tiến hành tìm hiểu và thực hiện những quy trình để bán tín chỉ carbon từ cây dừa.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, với mỗi cây dừa được trồng hơn 10 năm, số tín chỉ carbon có thể được tính khoảng 1 USD/cây. Như vậy, nếu trang trại có 25.000 cây dừa đã hơn 100 năm thì số tiền thu về được ít nhất là 25.000 USD, chưa kể mỗi năm người nông dân lại trồng thêm dừa.
Với xu thế phát triển bền vững và giảm phát thải, thị trường tín chỉ carbon đang trở thành cơ hội hấp dẫn cho ngành nông nghiệp, nhất là những vùng chuyên canh về dừa ở các tỉnh ĐBSCL, chẳng hạn như Bến Tre.
Hiện nay, tỉnh Bến Tre có hơn 79.000 ha vườn dừa và ước tính trung bình 1 ha dừa có thể lưu trữ từ 25 – 75 tấn CO2. Do đó, với việc giá bán tín chỉ carbon thấp nhất là 5 USD/tấn CO2 như hiện nay, tỉnh Bến Tre đã có thể thu về được từ 10 – 30 triệu USD từ cây dừa.
Cơ hội cho người nông dân có thêm tiền từ việc trồng dừa
Ở Việt Nam, dừa được coi là một trong những cây công nghiệp chủ lực. Trên thực tế, nước ta hiện đứng thứ 7 về sản xuất dừa trên phạm vi toàn cầu, với diện tích khoảng 188.000 ha. Trồng dừa ở nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa đạt 900 triệu USD. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam, nhận định rằng, tính đến khoảng cuối năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa của nước ta có thể đạt 1 tỷ USD. Các sản phẩm của ngành dừa hiện nay rất đa dạng và tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân ở Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam, trong bối cảnh nước ta cam kết về cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050, giá trị về mặt kinh tế của cây dừa sẽ càng được nâng lên thông qua việc bán tín chỉ carbon. Một chuyên gia ước tính, với diện tích dừa đang có cùng khả năng hấp thụ carbon của cây trồng này, ngành Dừa có thể thu thêm được hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm (với giá bán tương tự như tín chỉ carbon rừng là 5 USD/tấn CO2).
Nhưng theo các chuyên gia, để có được tín chỉ carbon từ dừa thì người nông dân cần phải thay đổi về phương pháp trồng trọt hoặc đầu tư về công nghệ mới để giảm phát thải khí nhà kính.
Cụ thể, người nông dân phải tiến hành làm dự án trình lên cơ quan chức năng để được phê duyệt, đăng ký với đơn vị thu mua, thẩm định về tín chỉ carbon. Chẳng hạn, người dân muốn tham gia vào thị trường carbon thì phải đo được hiện trạng ban đầu về diện tích trồng dừa của mình hấp thụ được bao nhiều carbon trong tự nhiên, thải ra bao nhiêu khí nhà kính... để từ đó tìm ra biện pháp hợp lý nhằm giảm phát thải. Các cách giảm phát thải có thể là giảm thuốc trừ sâu, chế biến lá dừa, xơ dừa...