Các linh kiện, phụ tùng thay thế cho ôtô cũng tăng giá do khan hàng - Ảnh: CÔNG TRUNG
Đây không phải là lần đầu Thaco tăng giá xe sau dịch COVID-19. Nhiều mẫu xe khác do Thaco lắp ráp như Kia Sonet, Seltos cũng tăng giá vài chục triệu đồng, thậm chí có mẫu xe Kia Carnival khách đặt 3-6 tháng mới nhận được xe.
Hãng Toyota cũng đã tăng giá niêm yết trên trang chủ đối với 2 mẫu MPV bán chạy Avanza và Veloz từ đầu tháng 8-2022. Theo đó, tất cả 4 phiên bản của các xe này sẽ được tăng 10 triệu đồng, lên mức 558 - 598 triệu đồng đối với Avanza và 658 - 698 triệu đồng đối với Veloz...
Một số hãng không tăng giá bán xe song nếu muốn nhận xe sớm thì khách hàng phải chấp nhận chi thêm tiền mua phụ kiện. Giải thích cho việc tăng giá bán, nhiều hãng xe cho hay do đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí nhập khẩu phụ tùng, linh kiện lắp ráp tăng cao.
Ngay cả linh kiện, phụ tùng thay thế ôtô ở các đại lý sửa chữa cũng rơi vào tình trạng "không tăng giá không được". Theo ông Thanh Long - chủ đại lý chăm sóc xe tại TP Thủ Đức, giá phụ tùng và các bộ phận thay thế như lốp xe, dầu động cơ... cũng tăng 10 - 20% so với năm ngoái.
Chưa kể, nếu các dòng xe sản xuất ở châu Âu đang sử dụng ở VN, đặt linh kiện phụ tùng thay thế rất khó khăn, khách hàng chấp nhận giá cao 30% so với trước và chờ một thời gian mới có hàng.
Chờ Trung Quốc mở cửa hoàn toàn
Theo ông Nguyễn Minh Đồng - chuyên gia ôtô, nguồn cung linh phụ kiện ôtô nhập khẩu có thể phải sang tận năm sau mới tạm ổn bởi nhiều hãng xe phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc nhưng nước này vẫn chưa mở cửa hoàn toàn.
Chỉ khi Trung Quốc mở cửa, khôi phục sản xuất, tình hình khan hiếm linh kiện mới dần dần ổn định.