Hãng bay thu 3 tỷ USD/năm tìm đường vào Việt Nam, sẽ là đối thủ của Vietjet?

Admin

Hãng bay có mặt tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia đang dự tính mở đơn vị kinh doanh tại Việt Nam và Singapore.

Bloomberg dẫn báo cáo của The Edge đưa tin hãng hàng không giá rẻ AirAsia đang tìm cách thành lập các đơn vị kinh doanh ở Singapore và Việt Nam.

Tờ báo dẫn lời ông Tony Fernandes, Giám đốc điều hành của Capital A Bhd, công ty mẹ của Air Asia, cho biết công ty muốn có mặt tại những thị trường này ngay cả khi thừa nhận sẽ không phải là công ty lớn nhất ở đó.

AirAsia có hoạt động tại Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Campuchia.

Tại Việt Nam, hãng hàng không giá rẻ này chưa có pháp nhân mà chỉ đang khai thác các chặng bay quốc tế trên các tàu bay mang quốc tịch nước ngoài.

Trong đó có 300 chuyến bay trên các chặng bay kết nối giữa một số thành phố của Việt Nam với Thái Lan, Malaysia; sau đó nối chuyến đến các điểm đến khác thuộc mạng đường bay rộng khắp của AirAsia.

Hãng bay thu 3 tỷ USD/năm tìm đường vào Việt Nam, sẽ là đối thủ của Vietjet?- Ảnh 1.

Tàu bay của AirAsia tại nhà ga KLIA2, Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Dy Khoa.

Trước đó, hãng bay này đã 4 lần lên kế hoạch thành lập liên doanh hàng không giá rẻ tại thị trường Việt Nam nhưng đều thất bại.

Gần đây nhất, năm 2019, AirAsia Investment, Gumin và Hải Âu đã chấm dứt nghĩa vụ có liên quan đến thỏa thuận thành lập liên doanh hãng hàng không tại Việt Nam.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 của Capital A Bhd mảng hàng không (gồm AirAsia Malaysia, AirAsia Thái Lan, AirAsia Indonesia và AirAsia Philippines) ghi nhận hệ số tải ở mức cao ở mức 80% mỗi quý, dẫn đến hệ số tải của nhóm hãng này tăng mạnh ở mức 88%, tăng 5 điểm phần trăm so cùng kỳ.

Báo cáo này cũng cho biết các hãng thuộc AirAsia khai thác hiệu quả 162 tàu bay, vận chuyển gần 57 triệu hành khách trong cả năm.

So với mức trước Covid, khả năng phục hồi của nhóm hàng không vận chuyển hành khách đạt 77% nhờ khả năng phục hồi công suất 74%.

Dẫn đầu là mức phục hồi trong nước ở mức 82%, trong khi mức phục hồi quốc tế là 72%. Trong tập đoàn, AirAsia Indonesia và Thái Lan có sự phục hồi đáng kể nhất với tốc độ lần lượt là 90% và 85%, tiếp theo là AirAsia Malaysia và Philippines với mức 72% và 77%.

Trong quý 4 năm 2023, doanh thu và EBITDA của nhóm hàng không Air Asia lần lượt đạt 4,6 tỷ RM (khoảng 973 triệu USD) và 504 triệu RM (~100 triệu USD), đóng góp vào doanh thu cả năm 2023 là 13,7 tỷ RM (~2,9 tỷ USD) và EBITDA là 1,8 tỷ RM (~381 triệu USD).

Giá vé trung bình thể hiện khả năng phục hồi, với mức tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và mức tăng tương ứng lên 250 RM (1,3 triệu đồng) mỗi hành khách.

Capital A Berhad, là công ty niêm yết, điều hành thương hiệu AirAsia - một hãng hàng không giá rẻ đa quốc gia - của Malaysia có trụ sở gần Kuala Lumpur.

Đây là hãng hàng không lớn nhất ở Malaysia tính theo quy mô đội bay và điểm đến.

AirAsia khai thác các chuyến bay nội địa và quốc tế theo lịch trình đến hơn 166 điểm đến trải dài trên 25 quốc gia.

Sân bay chính của hãng đặt tại Nhà ga số 2 KLIA, nhà ga hàng không giá rẻ, tại Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) ở Sepang, Selangor, Malaysia.

Các hãng hàng không liên kết là AirAsia Campuchia, Thai AirAsia, Indonesia AirAsia và Philippines AirAsia có trụ sở tại các sân bay Phnom Penh, Bangkok - Don Mueang, Jakarta - Soekarno-Hatta và Manila - Ninoy Aquino.

Trong khi hãng hàng không “chị em”, Air Asia X, tập trung vào các tuyến đường dài.

Tại Việt Nam, các hãng bay cùng khai thác thị trường nội địa gồm có Vietnam Airlines Group, Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines. Trong đó, Vietjet Air và Pacific Airlines (thuộc Vietnam Airlines) được định danh theo tiêu chuẩn hàng không chi phí thấp. Vietjet Air là cái tên nổi bật nhất trong nhóm này với 105 tàu bay, mạng bay rộng khắp.

Mỗi vé bay có thể tăng thêm đến 250.000 đồng, hãng bay khẳng định giá thay đổi ngay trong tháng 3 này