Động cơ W16 của Bugatti trên siêu xe Veyron, Chiron: Kỳ quan công nghệ trên ôtô

Admin

Cho tới hiện tại, chưa hãng xe nào có thể ứng dụng thành công kết cấu động cơ 16 xy-lanh lên một mẫu xe thành phẩm như Bugatti.

Động cơ W16 của Bugatti trên siêu xe Veyron, Chiron: Kỳ quan công nghệ trên ôtô - Ảnh 1.

Động cơ W16 nói riêng và cả siêu xe

Động cơ W16 của Bugatti trên siêu xe Veyron, Chiron: Kỳ quan công nghệ trên ôtô - Ảnh 2.

Toàn bộ công đoạn lắp ráp 3.712 linh kiện đơn lẻ của động cơ W16 đều được làm thủ công - Ảnh: Bugatti

Khởi đầu của động cơ Bugatti W16 bắt nguồn từ một bản vẽ trong phong bì gửi tới ông Ferdinand vào năm 1997, khi vị lãnh đạo này yêu cầu đội ngũ kỹ thuật hãng nghiên cứu một động cơ 18 xy-lanh.

Con số này sau đó được giảm xuống 16 với động cơ thử nghiệm đầu tiên chỉ được hoàn thiện vào năm 2001 với công suất 987 mã lực - con số bằng 2/3 công suất thực sau này.

Thực tế, ở thời điểm nói trên, mức công suất trên là quá lớn so với các công cụ thử nghiệm sẵn có của hãng. Bugatti buộc phải phát triển thêm nguyên một dàn trang bị thử nghiệm khác chỉ dành cho động cơ trên.

Riêng việc làm sao để một động cơ mạnh mẽ và khổng lồ như vậy có thể đặt cố định trên mặt đất để đo đạc thử khi vận hành đã vô cùng nan giải.

Quan trọng hơn, trong tiền lệ chưa có một động cơ nào thành công được ở cả số xy-lanh, tốc độ tối đa (trên 350 km/h) và công suất mong muốn như trên, vậy nên Bugatti hoàn toàn phải tự lực cánh sinh mà không có dữ liệu hay nghiên cứu nào để tham khảo từ trước.

Trong suốt 4 năm sau đó (2001 - 2005), các kỹ sư Bugatti liên tục trau chuốt và hoàn thiện động cơ này. Cũng ở giai đoạn trên, họ phát triển thêm nhiều công cụ theo dõi xe để đảm bảo "con quái vật" này không gặp sai sót. Mỗi dòng điện chạy qua bugi đều được theo dõi bởi chỉ một sự cố nhỏ, xy-lanh trên xe có thể bị ngắt hoặc chậm lại khiến động cơ gặp sự cố.

Động cơ W16 của Bugatti trên siêu xe Veyron, Chiron: Kỳ quan công nghệ trên ôtô - Ảnh 4.

Với độ phức tạp của động cơ tăng áp tứ này, chỉ một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng tới cả hệ thống - Ảnh: Bugatti

TIN LIÊN QUAN

Chơi chiêu như Tesla: Khóa dung lượng pin xe điện, người dùng phải trả 4.500 USD mới được mở khóa tính năng

Tới năm 2010, Bugatti W16 tiếp tục được nâng cấp bằng bộ tăng áp lớn hơn cùng nhiều thay đổi khác giúp công suất trang bị này tăng lên 1.183 mã lực. Dù vậy, đỉnh cao của động cơ trên là trên Chiron, khi thông số mới được tăng lên 1.479 mã lực, và sau đó là 1.578 trên các bản "độ" như Chiron Super Sport và Centodieci.

Ngay cả khi Bugatti đã thành thục động cơ W16, trang bị này cũng khiến 2 kỹ sư bậc thầy của hãng mất tới 6 ngày để lắp ráp thủ công 3.712 linh kiện đơn lẻ.

Tạm thời chưa rõ trong tương lai Bugatti có tiếp tục sử dụng nền tảng động cơ này nữa hay không. Dòng xe kế tiếp của họ được khẳng định sẽ sử dụng công nghệ điện hóa.

Xem thêm:

Tin liên quan

Không hiểu 'phân khúc' là gì, làm thế nào để vẫn mua được ô tô chất lừ?