DN kín tiếng chỉ hơn 30 người nhưng quản lý khối tài sản hơn 112.000 tỷ cho Manulife Việt Nam, rót cả chục nghìn tỷ mua cổ phiếu, chi gần 1 tỷ đồng cho mỗi nhân viên

Admin

Đa phần doanh thu của Manulife Investment đa phần đến từ việc thu phí quản lý danh mục đầu tư của công ty mẹ là Manulife (320 tỷ đồng).

Theo BCTC năm 2023 của công ty TNHH Manulife Investment (Việt Nam), hiện doanh nghiệp này hiện đang có danh mục ủy thác đầu tư lên tới 112.208 tỷ đồng (tương đương khoảng 4,7 tỷ USD), tăng gần 32% so với số đầu năm. Con số này này cũng tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với danh mục giữa năm 2023. Phần lớn danh mục đầu tư của Manulife Investment là của Manulife ủy thác (hơn 111.000 tỷ đồng). 

DN kín tiếng chỉ hơn 30 người nhưng quản lý khối tài sản hơn 112.000 tỷ cho Manulife Việt Nam, rót cả chục nghìn tỷ mua cổ phiếu, chi gần 1 tỷ đồng cho mỗi nhân viên- Ảnh 1.

Tổng số tiền ủy thác đầu tư của Manulife tại Manulife Investment tăng lên trong năm 2023 nên các khoản trong danh mục cũng đều tăng. Đầu tiên, hơn 68% số tiền được quỹ này đầu tư vào kênh trái phiếu. Con số này đã tăng 17.941 tỷ so với số đầu năm và tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với ngày 30/6/2023. 

Theo BCTC soát xét bán niên của Manulife Investment, công ty này đã mua trái phiếu của nhiều doanh nghiệp nổi tiếng có dư nợ và phát hành trái phiếu lớn như Trung Nam Group, Vingroup, Masan Group và cả trái phiếu ngân hàng. 


DN kín tiếng chỉ hơn 30 người nhưng quản lý khối tài sản hơn 112.000 tỷ cho Manulife Việt Nam, rót cả chục nghìn tỷ mua cổ phiếu, chi gần 1 tỷ đồng cho mỗi nhân viên- Ảnh 2.

Sau trái phiếu, khoản mục lớn thứ hai trong danh mục đầu tư của Manulife Investment là tiền gửi ngân hàng. Con số này tại thời điểm cuối năm 2023 của quỹ này ở mức 18.712 tỷ đồng, tăng 4.743 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước đó lượng tiền gửi ngân hàng của công ty này đã giảm trong nửa đầu năm 2023. 

Cuối cùng, danh mục ủy thác đầu tư vào cổ phiếu của Manulife đã tăng thêm hơn 4.300 tỷ đồng lên mức 16.323 tỷ đồng. Trong BCTC bán niên năm 2023, những cổ phiếu mà quỹ này đầu tư vào bao gồm nhiều mã blue chip như GAS, VHM, VIC, HPG, VRE, VPB, VNM...

BCTC hàng năm của Manulife Việt Nam cho thấy công ty khá tích cực tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nếu như năm 2015-2016, Công ty chỉ nắm hai mã bluechip là VNM của Vinamilk và GAS của PV Gas với giá trị chỉ vào khoảng vài chục tỷ (trong khi tổng giá trị tiền và tương đương tiền nắm giữ là hàng ngàn tỷ đồng) thì từ năm 2017, Manulife Việt Nam đầu tư mạnh hơn vào chứng khoán với giá trị danh mục vượt hơn 1.100 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng của giá trị danh mục đầu tư cổ phiếu ghi nhận tăng trung bình 70%/năm trong giai đoạn 2015-2022, đặc biệt tăng bằng lần trong 2 năm thị trường tăng nóng là 2020-2021. Công ty cũng thay đổi khẩu vị và chấp nhận rủi ro hơn, dự phòng giảm giá hàng năm vào mức hàng trăm tỷ. 

Theo BCTC soát xét bán niên 2023 của Manulife, công ty bảo hiểm này phải trích lập dự phòng 392 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào cổ phiếu và tạm lỗ 240 tỷ đồng.

Về công ty TNHH Manulife Investment Việt Nam, đơn vị này là chi nhánh Tập đoàn Quản lý Quỹ Manulife Toàn cầu tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2005. Đây là doanh nghiệp quản lý quỹ độc lập và hoạt động chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Vốn điều của đơn vị này ở mức 83 tỷ đồng.

Trong năm 2023, công ty này mang về doanh thu 336 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với  cùng kỳ năm trước. Trong đó, đa phần doanh thu của Manulife Investment đa phần đến từ việc thu phí quản lý danh mục đầu tư của công ty mẹ là Manulife (320 tỷ đồng). Kết quả, doanh nghiệp này báo lãi 230 tỷ đồng, tăng gần 37%. 

Một điều đặc biệt, hiện Manulife Invesment hiện có 33 nhân viên, nhưng sẵn sàng chi trả đến hơn 31 tỷ đồng tiền chi phí nhân viên trong năm qua. Như vậy, công ty này chi trả cho mỗi nhân viên đến gần 1 tỷ đồng trong năm qua. 

DN kín tiếng chỉ hơn 30 người nhưng quản lý khối tài sản hơn 112.000 tỷ cho Manulife Việt Nam, rót cả chục nghìn tỷ mua cổ phiếu, chi gần 1 tỷ đồng cho mỗi nhân viên- Ảnh 3.