Ngày 11-10, phóng viên Báo Người Lao Động có mặt trên tuyến đường tránh lũ ĐT-582B thuộc huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) và ghi nhận tại vùng
Hình ảnh đau xót trên đồng ruộng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Ngày 11-10, phóng viên Báo Người Lao Động có mặt trên tuyến đường tránh lũ ĐT-582B thuộc huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) và ghi nhận tại vùng
Hình ảnh đau xót trên đồng ruộng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Theo người dân địa phương, vào mùa này ở những năm trước, các loài chim như cò, vạc, triết, nhạn... thậm chí là các loài chim quý như cò nhạn, già đẫy, bồ nông di cư đến để tìm kiếm thức ăn. Thế nhưng, tình trạng bẫy bắt vô tội vạ ở đây khiến đồng ruộng ngày một vắng bóng chim trời.
Cò giả cùng "ma trận" bẫy bắt chim trời được thiết lập trên đồng ruộng huyện Hải Lăng, bất chấp các chỉ đạo, yêu cầu về bảo tồn, bảo vệ chim hoang dã, di cư của Trung ương và địa phương
Các thanh tre nhỏ bôi keo siêu dính được cắm dày đặc, xung quanh các chú cò giả trên đồng ruộng huyện Hải Lăng
Cả đàn cò dính bẫy sau khi sà cánh xuống mô đất được các đối tượng thiết lập "ma trận"
Cánh dính chặt vào keo dính khiến chú cò này không thể vùng vẫy, bay được nữa
Một con cò dính chặt bởi các thanh tre bôi keo siêu dính. Đồng ruộng đầy "ma trận" bẫy bắt khiến cánh cò không còn tự do "bay lả, bay la"
Vùng ruộng đồng ngập nước huyện Hải Lăng vào mùa này thường có nhiều loài chim, trong đó có các loài chim quý di cư về tìm kiếm thức ăn. Thế nhưng, với "ma trận" bẫy bắt dựng lên như thế này thì chim di cư khó thoát được.
Trên vùng ruộng đồng ngập nước của huyện Hải Lăng đâu cũng thấy ma trận bẫy bắt chim trời khiến chúng tôi chợt nghĩ các văn bản chỉ đạo bảo vệ chim trời chẳng lẽ chỉ nằm trên... giấy