Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu?

Admin

Chia sẻ từ những chủ nhà về câu chuyện làm thế nào để không bị áp lực chuyện tài chính nhà cửa.

Mua nhà luôn là 1 bài toán tài chính cần tính toán rất nhiều để không bị rơi vào tình trạng vượt quá kế hoạch. Tuy nhiên, đôi lúc dù đã cố gắng chi tiết hết mức, vẫn sẽ luôn có những chi phí phát sinh xảy ra.

Những khoản phát sinh thường gặp khi mua nhà

Trọng Thuyết (30 tuổi) cùng vợ ban đầu lập ngân sách mua nhà dao động từ 3,6 - 3,8 tỷ đồng, song cuối cùng đã sở hữu căn nhà với giá 4, 1 tỷ.

“Trước đó, tụi mình hụt 2 căn khác do vấn đề pháp lý với người bán. Một căn người bán không muốn bán nữa, đòi cọc, yêu nhận tiền mặt không chấp nhận người mua vay ngân hàng giải ngân sau. Căn còn lại thì người bán không phải chủ mà chỉ đứng tên bán để gán nợ. Do vậy đã quyết định mua căn nhà mặc dù có khoản chi phí vượt ngoài dự tính nhưng bù lại có vị trí, diện tích đều tốt hơn, thêm cả sân vườn to”.

Ngoài chi phí phát sinh trong ngân sách về giá nhà ban đầu, còn có 1 khoản khác là tiền xây sửa. Ban đầu, ngân sách cho khoản này khi trao đổi với thiết kế là 450 triệu đồng, nhưng cuối cùng hết 750 triệu, dù đã cố gắng tiết chế cân bằng. “Một phần là bởi vì diện tích nhà lớn nên các chi phí tính theo đơn vị m2 đều tăng cao (sơn, sàn, gỗ...). Bên cạnh đó, là vì nội thất dù theo trường phái tối giản nhưng là đặt đóng riêng nên chi phí cao hơn”.

Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 1.
Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 2.
Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 3.
Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 4.

Cũng giống như Trọng Thuyết, Linh Bùi (30 tuổi), khoản phát sinh lớn nhất là chi phí thi công và cải tạo nhà, chủ yếu nằm ở phần thô và phần nội thất mộc. Cô bạn đã mua 1 căn hộ 6,5 tỷ đồng và chi phí nội thất là 550 triệu.

“Mình đã thay đổi ý định và thêm một chút ý tưởng trong quá trình xây dựng nên chi phí có phát sinh thêm bao gồm: xây bù thêm tường, đổi gạch, đổi màu sơn, mua thêm thiết bị đèn điện, đặt thiết kế thêm tủ, kệ bếp, tổng phát sinh vào khoảng 50 triệu”, Linh Bùi chia sẻ.

Theo Linh Bùi, lý do lớn để xảy ra những chi phí phát sinh này là bản thân đã chưa hoàn toàn nhất quán ngay từ ban đầu về phong cách thiết kế. Bên cạnh đó những phát sinh nhỏ như diện tích thực tiễn căn hộ và mặt bằng hiện trạng của toà nhà có những hạn chế bất khả kháng khiến cô và đội ngũ phải thay đổi thêm một chút về thiết kế.

Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 5.

Linh Bùi

Chi phí phát sinh ảnh hưởng đến ngân sách chung ra sao?

Linh Bùi có chia sẻ rằng cô đã từng nghĩ đến việc phát sinh chi phí, song về dự toán con số chính xác thì cô chưa lên kế hoạch trước khi bắt đầu.

“May mắn là chi phí phát sinh không gây ảnh hưởng lớn đến ngân sách chung của bản thân. Nhưng nó cũng khiến mình phải suy nghĩ nhiều hơn, cân đối trong việc mua thêm đồ gia dụng nhà cửa. Dù nói không ảnh hưởng lớn nhưng cũng phần nào có tác động, mình nghĩ rằng nếu không phát sinh, mình sẽ thoải mái mua được nhiều món đồ yêu thích hơn. Nếu chi quá trong khoản mục này, mình sẽ phải bớt ở mục khác để không bị bội chi”, Linh Bùi chia sẻ.

Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 6.
Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 7.
Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 8.
Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 9.

Mặt khác, theo Trọng Quyết, anh đã biết trước 450 triệu đồng khó mà đủ để xây sửa 1 căn đến 116m2, với yêu cầu về thiết kế của vợ chồng anh. “Tuy nhiên quan trọng là mình biết nhắm trước kỳ vọng của mình về căn nhà. Và dĩ nhiên là tụi mình cũng có nhắm trước trong đầu để chuẩn bị, để biết mức tối đa, mức ráng nhất tụi mình chấp nhận”.

Trọng Thuyết chia sẻ rằng những chi phí phát sinh dĩ nhiên ảnh hưởng khá nhiều, nhất là dòng tiền. “Hoặc là tụi mình phải ráng mượn thêm hoặc để dành nhiều hơn, gác lại 1 số dự định cá nhân khác, 2 là sẽ làm "không tới" căn nhà. Tụi mình quyết định theo số 2, cũng khá vất vả xoay suốt 1 thời gian. Cũng nhờ 1 phần nhà làm cũng lâu nên tụi mình cố gắng huy động nguồn vốn, nhiều khi cũng gấp mà giấy tờ chưa kịp cũng được đồng nghiệp cho mượn gấp trả ngay trong 1 tuần mà không lấy lãi”.

Chi phí phát sinh khi mua nhà: Lập kế hoạch sao cho không bị “lạm phát” chi tiêu? - Ảnh 10.

Trọng Thuyết cùng vợ

Làm sao để không chi quá giới hạn ngân sách nhà cửa?

Những chi phí phát sinh có thể ảnh hưởng tình hình tài chính cá nhân hay gia đình. Điều đó có thể khiến bạn dễ dàng rơi vào tình trạng phải cắt bỏ một số khoản chi cơ bản để tập trung vào nhà cửa, thậm chí tên hơn là nợ nần.

Qua trải nghiệm của bản thân, theo Trọng Thuyết, có 3 điều cần lưu ý khi chuẩn bị và lên ngân sách nhà cửa:

- Hãy cố gắng lên ngân sách chính xác nhất có thể. Thật ra chi phí cho căn nhà cũng khá chuẩn, tính trên mét vuông cũng có khung hết rồi, không chênh lệch lắm đâu.

- Cố gắng biết đâu là ưu tiên và kỳ vọng của bạn về ngôi nhà nếu cần cắt bớt ngân sách. Ví dụ những hạng mục phòng tắm bạn có thể không đầu tư quá nhiều nếu đó không phải ưu tiên hay phòng bạn nghĩ rằng cần chức năng “xịn xò”.

- Nghiên cứu nhiều vào về các trang thiết bị cần mua, và càng sớm càng tốt, trước cả khi thi công, nhất là tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy lạnh... vì cần dành ra 1 khoản tiền trước cho những món này.

Bên cạnh đó, Linh Bùi nhấn mạnh rằng hãy chuẩn bị 1 ngân sách kha khá. “Mỗi hạng mục cho việc mua nhà hay cải tạo nhà cũng nên cộng thêm 10% chi phí phát sinh để khi vào thực tiễn sẽ không khỏi bỡ ngỡ và luôn sẵn sàng cho mọi thay đổi”.

Ảnh: NVCC