Cách đi đèo núi an toàn cho ô tô số tự động

Admin

Vào những dịp nghỉ lễ có nhiều người lựa chọn lái ô tô đi xa hoặc lên núi, vì vậy những kinh nghiệm bỏ túi, nhất là đối với dòng ô tô số tự động sẽ là điều cần thiết.

Vào những dịp nghỉ lễ có nhiều người lựa chọn

Phóng xung điện 600 vôn, loài lươn dị khiến cha đẻ thuyết tiến hóa rối trí: Bài toán khó

Nguyên tắc đầu tiên là luôn đi đúng phần đường của mình. Đường đèo thường hẹp thường chỉ đủ hai làn, đồng thời hai bên đường là địa hình nguy hiểm. Nếu xảy ra tình huống đối đầu, lái xe thường khó để tránh do tốc độ hai bên cũng như điều kiện tránh né khó hơn trên đường đồng bằng. Vì thế chỉ nên đi đúng phần đường của mình, không lấn làn đường, không bám theo xe đang vượt phía trước.

Nguyên tắc tiếp theo là tuyệt đối không vượt ở khúc cua, khuất tầm nhìn. Đơn giản vì thời gian để xử lý an toàn giữa xe xuống dốc và leo dốc rất khác nhau, không giống như trên đường thẳng. Do đó nếu vượt xe phía trước ở khúc cua thường sẽ tự đẩy mình vào tình huống dễ đối đầu với xe ngược chiều.

Một tình huống xe Toyota Vios đối mặt với xe ngược chiều đang leo dốc vì cố tình vượt ở khúc cua.Trường hợp nếu thấy xe ngược chiều lấn làn, chạy tốc độ cao, chém vào làn đường của mình khi vào cua thì tốt nhất nên giảm tốc độ và cố gắng cho xe bám theo vạch giới hạn hoặc bám sát cọc tiêu bên làn của mình để tránh.

Để an toàn tuyệt đối, nên chạy đúng tốc độ bởi khi ở tốc độ được phép, người lái sẽ dễ xử lý tình huống hơn là tốc độ cao.

Nếu di chuyển khi thời tiết xấu (sương mù, ban đêm), ngoài việc bật đèn gầm để tăng độ sáng, người lái cũng nên bấm còi hoặc nháy đèn khi sắp vào cua để phương tiện ngược chiều thêm sự chủ động.

Xem thêm:

Tin liên quan

Từng nghi ngờ nhưng nay VinFast đã giao VF 8, chuyên gia Nguyễn Thanh Hải: Tôi thán phục