Tuy nhiên, so với những ngày trước đó, lượng mưa đã giảm rất nhiều. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Tp.Đà Nẵng cũng có báo cáo nhanh về công tác ứng phó thiên tai do mưa lớn gây ra từ ngày 12 - 15/10 trên địa bàn.
Từ ngày 12 - 15/10, tại Đà Nẵng đã xảy ra mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 700-900mm, riêng Sơn Trà 957.2 mm, Thanh Khê 934.2mm, Hòa Vang 944mm.
Khi xảy ra mưa lớn, trên địa bàn thành phố xảy ra các điểm ngập lụt, ngập cục bộ tại các tuyến đường, khu vực trũng thấp khoảng từ 30-50 cm, có nơi ngập 100 - 150cm (khoảng 48/57 xã, phường bị ngập).
Cụ thể: Quận Hải Châu có 12 phường có khu vực bị ngập, ngập sâu nhất tại đường Trưng Nữ Vương: K634, K640, K654 khoảng 120 cm; Quận Thanh Khê 10 phường có khu vực bị ngập, ngập nặng nhất tại khu vực Khe Cạn, Thanh Khê Tây khoảng 100cm-150cm; Quận Sơn Trà 6 phường có khu vực bị ngập, ngập sâu nhất tại khu vực đường Lê Tấn Trung, các kiệt đường Nguyễn Phan Vinh, phường Thọ Quang khoảng 50 cm - 60cm; Quận Ngũ Hành Sơn 3 phường có khu vực bị ngập, một số tuyến đường ngập cục bộ từ 20-30 cm (Mỹ Đa Đông 12 – Phan Tứ, đường Hoài Thanh, đường An Dương Vương, đường Trần Văn Dư – Dương Thị Xuân Quý, đường Bà Huyện Thanh Quan, đường Lưu Quang Thuận, đường Châu Thị Vĩnh Tế; Tổ 48-51 (đường Nguyễn Duy Trinh), Kiệt 16 - đường Bà Bang Nhãn; Kiệt 12, 22 đường Đặng Thái Thân; Tổ 42 - (phía Tây FPT), Tổ 46 (giáp Điện Ngọc - dự án FPT); Quận Liên Chiểu 6 phường ngập, mức ngập từ 20cm đến dưới 30cm có 8 vị trí, mức ngập từ 30cm đến dưới 50cm có 41 vị trí, mức ngập từ 50cm đến dưới 1m có 43 vị trí, mức ngập từ 1m trở lên có 29 vị trí, mức ngập từ 2m trở lên có 3 vị trí, ngập lớn nhất tại khu Đa Phước 6, Ngã 3 cơ khí, Hòa Khánh Bắc; Khu vực Mẹ Suốt, Đà Sơn, Hòa Khánh Nam.
Quận Cẩm Lệ 5 phường có khu vực bị ngập, ngập lớn nhất tại tổ 22; khu vực mương Khe Cạn nước ngập sâu, có nơi ngập sâu hơn 1m; tuyến đường Yên Thế - Bắc Sơn và Tôn Đức Thắng nước sâu ngập khoảng 0,5-1m, đường Nguyễn Nhàn ngập hoàn toàn từ 0,5-1m; Huyện Hòa Vang 6 xã có khu vực bị ngập.
Về công tác chỉ huy ứng phó UBND Thành phố đã ban hành Công văn số 5595/UBND-PCTT ngày 13/10/2023; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố đã ban hành Thông báo số 28/TB-PCTT ngày 09/10/2023; Công điện số 07/CĐ-PCTT ngày 11/10/2023; Công điện số 08/CĐ-PCTT ngày 13/10/2023 về Ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất khu vực Đà Nẵng.
Từ ngày 13 - 14/10, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND Thành phố Lê Trung Chinh và các lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố, các sở, ngành trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo ứng phó ngập lụt, sạt lở các khu vực ngập lụt trên địa bàn các quận và huyện Hòa Vang.
Trưa 14/10, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND Thành phố đã chủ trì cuộc họp, chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai ứng phó với mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất; UBND Thành phố tiếp tục ban hành Công văn số 5622/UBND-PCTT ngày 14/10/2023 về việc tập trung ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất.
Các sở, ngành, lực lượng vũ trang đã tổ chức chỉ đạo, triển khai ứng phó với mưa, lũ; tổ chức triển khai nội dung các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố đến các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, địa phương; thông tin, tuyên truyền về mưa lũ đến chính quyền các cấp và nhân dân, triển khai thực hiện phương án phòng chống thiên tai của ngành, đơn vị.
Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố đã điều động 433 cán bộ/chiến sỹ ứng trực tại các địa bàn trọng điểm về ngập lụt.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố đã điều động 200 lượt cán bộ/chiến sỹ hỗ trợ công tác khắc phục tại khu vực biên giới biển và các điểm sạt lở đường khu vực đèo Hải Vân; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền và thực hiện cứu hộ tàu cá TH-90929TS; 100% sẵn sàng công tác ứng phó mưa lớn, ngập lụt.
Công an Thành phố huy động 100% quân số ứng trực hơn 4.000 người. Trong đó, Tiểu đoàn cảnh sát cơ động với hơn 200 người đã triển khai hỗ trợ giúp dân sơ tán di dời tài sản tại khu vực đường Mẹ Suốt, Hoàng Văn Thái; Lực lượng CSGT tổ chức phân luồng hướng dẫn giao thông tại các tuyến đường ngập nước, sạt lở; Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tổ chức tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ, ứng cứu người dân tại các khu vực ngập sâu tập trung tại địa bàn quận Liên Chiểu.
Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng điều động 50 người tham gia hỗ trợ các địa phương sơ tán dân và ứng trực để tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Các lực lượng vũ trang tiếp tục điều động quân số để ứng trực tại các địa bàn trọng điểm hỗ trợ người dân sơ tán và sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn.
Tình hình sơ tán dân tổng số toàn thành phố là 6.835 người. Trong đó, huyện Hòa Vang 350 người, quận Thanh Khê 411 người, quận Liên Chiểu 5.867 người, quận Hải Châu 50 người, quận Cẩm Lệ 157 người.
Về thiệt hại ban đầu, có 12 con lợn chết, rau màu ngập 28,1ha, nuôi trồng thủy sản nước cuốn trôi 2,73ha.
Về giao thông: Sạt lở taluy đường ĐT 602 đoạn km 7+00; Sạt lở trôi 1 cống thoát nước ngang qua đường bê tông 3,5m tại tuyến đường tổ 2 thôn An Sơn; Đất chài mặt đường tại một số tuyến: Đường lên các khu du lịch dịch vụ Sơn Trà (DRT); Nút Lê Văn Lương, trụ CS18T1, đường Hoàng Sa cũ (cuối tuyến), trụ CS22T1, bảo tàng Đồng Đình, trụ CS68T2, trụ CS 62T2, trụ CS 52T2 - CS 55T2; Đường Lê Văn Lương (nút Lương Hữu Khánh); Đường Âu Cơ… Sạt lở taluy, đất chài mặt đường với khối lượng sạt lở khoảng 6m3 (khu vực resort Sơn Trà); Sạt lở taluy kích thước (5x2)m tại CS 23T1; Đá rơi, đất tràn trên mặt đường tại vị trí CS 58T2 – 66T2. Đường ĐT.602 (Gần Suối Tiên): Sạt lở taluy dương, lấp mương dọc dài 15m, khối lượng sạt lở khoảng 15m3.
Cầu kênh Nguyễn Xí sụt vỉa hè sát mó khối lượng khoảng 3,15m3 mố M1 bị sụt lún kích thước (2.0x2.0)m; Đường Phùng Hưng: Sụt vỉa hè sát mố, khối lượng khoảng 10m2; Cầu Hoàng Sa: Sụt lún hàm ếch kích thước (2.1x2.7)m và (4.5x4.0)m; Cầu kênh Nguyễn Xí: Sụt lún kích thước (1,3x1,8)m; Cầu Trần Quang Khải: Trôi sụt tứ nón phía hạ lưu kích thước (2.5x4)m; Đường ĐT601: Nước dâng cao qua ngầm tràn km20+700; Đảo mềm một số nút giao bị ngã, hư hỏng; Một số vị trí đèn tín hiệu điều khiển giao thông bị ngập nước, ngừng hoạt động; Cầu Nguyễn Văn Trỗi hạ bộ cây trôi mắc vào trụ cầu (các trụ S7, S10, S11, S13); Cầu Trần Thị Lý hạ bộ cây trôi mắc vào trụ cầu (trụ S7 thượng lưu).
Đoạn đường QL.1 qua đèo Hải Vân vị trí sạt lở taluy dương tại Km905+670 (Địa phận Đà Nẵng do Khu 3 quản lý) hiện tại đã được xử lý và thông xe lúc 15h30 ngày 14/10.
Xã Hòa Nhơn: một điểm tại tổ 3, thôn Thái Lai có nguy cơ sạt lở di dời ảnh hưởng đến 3 hộ dân với 11 nhân khẩu và đoạn đường nhựa ven sông trước hội trường thôn Phú Hòa 2 bị nứt, có nguy cơ bị sạt lở.
Xã Hòa Ninh: Sạt lở taluy đường ĐT 602 đoạn km 7+00; Sạt lở, trôi một cống thoát nước ngang qua đường bê tông 3,5m tại tuyến đường tổ 2 thôn An Sơn (phá vở cống thoát nước, gây sụt lún, gãy nền mặt đường).
Xã Hòa Bắc: Đường DT 601, khu vực Đèo Là Ngà, thôn Nam Mỹ có nguy cơ sạt lở.
Xã Hòa Phú: Cống An Châu tại đập Đồng Tréo bị sạt lở. Sạt lở trên tuyến QL 14G, hiện nay có 5 điểm sạt lở đất đá tràn ra tuyến QL 14G và 16 vị trí sạt lở ở thôn Phú Túc thôn Hòa Phước.