Vừa tốn tiền vừa khó tìm phòng mới, nhiều người trẻ vẫn chuyển trọ 3-4 lần/năm: Thích phiêu lưu hay "cả thèm chóng chán"?

Admin

Xu hướng chuyển nhà nhiều lần trong vòng 3 - 5 năm trở lại đây của Gen Z đã trở thành một hiện tượng gây chú ý, đồng thời kéo theo vô số câu chuyện "dở khóc dở cười".

Gen Z - thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ số, không thể không nhắc đến hai cụm từ "Trải nghiệm" và "Khám phá". Đây chính là những giá trị cốt lõi định hình nên bản sắc và xu hướng hành vi của thế hệ này.

Theo một số khảo sát, tỷ lệ người trẻ chuyển trọ trong vòng 1 năm dao động từ 20% đến 30%. Qua đó, cho thấy những tác động của xã hội hiện nay vào những trải nghiệm và khám phá của người trẻ ngày càng tăng cao, việc chuyển trọ cũng là vấn đề đáng nói trong vô vàn nhu cầu "thay đổi để thích nghi" đó của họ.

Chuyển nhà - "cơn ác mộng" hay "cuộc phiêu lưu thú vị"?

Đặt ra câu hỏi: "Vì sao cần phải chuyển trọ?" và "Bao lâu thì nên chuyển trọ?" ở người trẻ nói riêng và thế hệ trước nói chung. Có thể là nhu cầu thay đổi nơi làm việc, nơi học tập mà dẫn đến chuyển chỗ ở. Hoặc nhu cầu sinh hoạt thay đổi theo thời gian như kết hôn, sinh con. Mặt khác, là nhu cầu được cải tiến để có một không gian sống tốt hơn, tiện nghi hơn với giá cả phù hợp,...

Nhưng trên thực tế, xu hướng chuyển trọ thường xuyên sẽ thường xảy ra ở người trẻ là đa số bởi thay đổi để thích ứng với những khó khăn của đời sống. Bên cạnh đó, xu hướng nhà ở của giới trẻ hiện nay đang hướng đến đó là hiện đại, phóng khoáng. Giới trẻ đặc biệt là Gen Z luôn muốn một không gian sống tạo nguồn cảm hứng sáng tạo. Đó chính là những trải nghiệm thú vị mà người trẻ hướng đến để cải tiến đời sống tinh thần của mình.

Về vấn đề chuyển trọ thường xuyên, bạn Nguyễn Quốc Khang (Sinh viên năm 3, Đại học Kinh tế - Luật) thoải mái chia sẻ: "Mình nghĩ việc thay đổi môi trường sống sau mỗi 1-2 năm là một lựa chọn hợp lý. Bởi, sau thời gian sử dụng, các vật dụng trong nhà trọ sẽ dần xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc chuyển đến nơi mới giúp mình có không gian sống hiện đại, tiện nghi hơn".

Vừa tốn tiền vừa khó tìm phòng mới, nhiều người trẻ vẫn chuyển trọ 3-4 lần/năm: Thích phiêu lưu hay
Vừa tốn tiền vừa khó tìm phòng mới, nhiều người trẻ vẫn chuyển trọ 3-4 lần/năm: Thích phiêu lưu hay

Quốc Khang thường xuyên chuyển trọ

Cũng giống như Khang, bạn Nguyễn Kim Ngân (Sinh viên năm 3, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cũng cho rằng: "Nhu cầu và sở thích của chúng mình có thể thay đổi theo thời gian. Việc chuyển trọ giúp mình tìm kiếm môi trường sống phù hợp với nhu cầu mới nhất, ví dụ như gần nơi làm việc mới, có thêm tiện ích mong muốn chẳng hạn. Bên cạnh đó, vì tính chất công việc và học tập của mình cần sự sáng tạo nên mình luôn ưu tiên tìm kiếm những cảm hứng mới, đặc biệt là ở nơi mình ở. 

Thay đổi không gian sống có thể mang đến nguồn cảm hứng mới, giúp mình cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng sau giờ làm việc. Nhờ vậy, sống trong môi trường mình yêu thích cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Mình nghĩ thế!".

Vừa tốn tiền vừa khó tìm phòng mới, nhiều người trẻ vẫn chuyển trọ 3-4 lần/năm: Thích phiêu lưu hay

Bạn Kim Ngân chia sẻ quan điểm về việc chuyển trọ

Và những góc khuất...

Khi được hỏi "Nếu chỉ được mang theo một vật bên mình khi chuyển trọ, bạn sẽ lấy gì?", Quốc Khang nói vui rằng: "Chắc chắn là nệm. Bởi vì khi chuyển sang một địa điểm mới để sinh hoạt nên đầu tư một chiếc nệm chất lượng cao để đảm bảo độ bền lâu năm. Thay vì mua nệm mới mỗi lần chuyển trọ, việc mang theo nệm quen thuộc sẽ giúp tiết kiệm chi phí nữa đó".

Vừa tốn tiền vừa khó tìm phòng mới, nhiều người trẻ vẫn chuyển trọ 3-4 lần/năm: Thích phiêu lưu hay

Chuyển trọ thực sự là một "cuộc chiến"...

Vừa tốn tiền vừa khó tìm phòng mới, nhiều người trẻ vẫn chuyển trọ 3-4 lần/năm: Thích phiêu lưu hay

Nhưng nhiều người không vì thế mà nản lòng

Việc di dời từ nơi này đến nơi khác ắt hẳn sẽ không thể tránh khỏi cảnh mang vác đồ đạc nặng nề. Trước tình hình đó, xuất hiện hai quan điểm, một cho rằng những việc này sẽ mang lại nhiều kỷ niệm vui vẻ và gắn kết hơn với bạn bè. Phía còn lại sẽ cho rằng đây là "cực hình" và sẽ cân nhắc khá nhiều mỗi khi nhắc đến hai từ "chuyển trọ" vì một lý do nào đó.

"Nếu được ví việc chuyển trọ bằng tên một bài hát, mình sẽ nảy ra ngay bài Cứ Chill Thôi - Chillies ft. Suni Hạ Linh & Rhymastic. Vì mình thật sự 'enjoy' trong vấn đề này, thiết nghĩ thay đổi không gian sống cũng góp phần nâng cấp chính mình vậy!".

Bạn Huỳnh Ngọc Hương Giang (Sinh viên năm 3, Đại học Văn Lang) lại cho rằng: "Mặc dù đã trải qua 3 - 4 lần chuyển trọ trong năm. Nhưng mình lại nghĩ việc chuyển trọ thường xuyên là không nên. Mỗi lần chuyển trọ, mình sẽ phải chi trả cho việc vận chuyển đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa và thuê nhà mới. Chi phí này có thể là một khoản tiền kha khá, đặc biệt là khi di chuyển đến nơi ở xa. 

Hay đáng nói hơn là nếu may mắn lựa chọn được nhà phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính nhưng lại có thể không tìm được những tiện ích như ở nơi cũ, ví dụ như gần trường học, nơi làm việc, khu chợ,...".

Vừa tốn tiền vừa khó tìm phòng mới, nhiều người trẻ vẫn chuyển trọ 3-4 lần/năm: Thích phiêu lưu hay

Hương Giang đã trải qua 3 - 4 lần chuyển trọ trong năm

Vậy, chuyển nhà "như cơm bữa" là biểu hiện của gì?

Có thể nói, việc Gen Z chuyển nhà nhiều lần là kết quả của nhiều yếu tố, xuất phát từ tư tưởng cởi mở, thích trải nghiệm, cụ thể hơn là những mong muốn khám phá những điều mới mẻ, do đó họ không ngại thay đổi nơi ở để phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.

Hay trong chính "bản năng" linh hoạt và khả năng thích nghi của giới trẻ ngày nay: có xu hướng linh hoạt và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi, do đó họ không gặp nhiều khó khăn khi chuyển đến môi trường sống mới.

Phần nào cũng có sự tác động của yếu tố kinh tế: Giá nhà đất ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn, khiến người trẻ khó có thể sở hữu nhà ở riêng. Do đó, họ thường lựa chọn thuê nhà và chuyển nhà thường xuyên để phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.

Thế nên, xu hướng chuyển nhà thường xuyên của Gen Z cũng có thể cho là một hiện tượng xã hội thú vị vì nó phản ánh những giá trị và quan điểm sống của thế hệ trẻ. Xuất phát từ nhiều yếu tố đan xen, bao gồm tư tưởng cởi mở, thích trải nghiệm, bản năng thích nghi và linh hoạt, cùng với tác động của yếu tố kinh tế. Từ đó, việc hiểu rõ những lý do đằng sau xu hướng này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan và thấu hiểu hơn về người trẻ trong thời đại công nghệ số.

Ảnh: NVCC