Vì sao Gen Z quan tâm đến đầu tư tài chính từ rất sớm?

Admin

Trong khi thế hệ 7x - 8x, xu hướng tiết kiệm, tích lũy tài sản được đẩy cao thì gen Z lại chú trọng đầu tư tài chính từ rất sớm với quan niệm “Tiền đẻ ra tiền”.

Ảnh hưởng từ thời cuộc

Theo báo cáo từ Tổ chức Lao động thế giới (ILO), phân khúc lao động trẻ từ 15 - 24 tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau cuộc khủng hoảng việc làm tại Mỹ năm 2020.

Báo cáo của Bank of America Research cũng chỉ ra rằng đại dịch toàn cầu Covid - 19 cũng gây ra một cú hích nặng nề đến tình hình tài chính, sự nghiệp của thế hệ gen Z tương tự như cú shock do cuộc đại suy thoái cuối năm 2000 của thế hệ Y trước đó.

Gen Z đang không ngừng kiếm tìm các cơ hội gia tăng thu nhập, mơ ước tự do tài chính trong tương lai, tư duy tiền bạc tích cực, mục tiêu tài chính chủ động, hiệu quả hơn bậc cha anh.

Ảnh hưởng từ sự “bùng nổ” của công nghệ

Được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ thế hệ số, gen Z hiểu biết về công nghệ một cách tự nhiên. Song song với sự bùng nổ như vũ bão của công nghệ cùng các trang mạng xã hội cùng các nền tảng trực tuyến khác, các kiến thức, chia sẻ về kiến thức kinh tế tài chính được truyền tải dễ dàng, ngẫu nhiên thay vì trên sách vở như trước kia. Chính vì điều này gen Z được sở hữu một tư duy hiểu biết, nhận thức cụ thể sớm hơn các thế hệ 7x, 8x.

Ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa

Peer - pressure (áp lực đồng trang lứa) vừa là áp lực cùng vừa là động lực thúc đầy gen Z quan tâm nhiều hơn đến định hướng tư duy tài chính.

Hàng ngày, lướt các trang mạng xã hội, những tấm gương đầu tư genZ tài năng, các KOL, Influencer với thành tích đầu tư khủng, khiến nhiều người thán phục và ngưỡng mộ. Gen Z đóng vai trò như một thế hệ tiên phong, kiến tạo những bước tiến mới trong hành trình tiến bước tới tương lai.

Ảnh hưởng từ tư duy tự chủ tài chính sớm

Những băn khoăn, thắc mắc trước độ tuổi trường thành, gen Z không nằm ngoài vòng xoáy tự nhiên, thậm chí là vô số áp lực từ xã hội hiện đại.

Trước những trăn trở đó, gen Z luôn biết các tận dụng ưu thế xã hội hiện đại để học hỏi, cập nhật, trau dồi các công cụ tài chính cá nhân, quản lý quỹ đầu tư tài chính cá nhân, học cách đầu tư thông minh để vượt qua, hình thành tư tưởng kiếm tiền, tích lũy từ rất sớm.

Theo thống kê trong một cuộc khảo sát của SingSaver – một nền tảng nghiên cứu tài chính vào tháng 9 năm 2020, có đến 85% Gen Z tham gia chia sẻ rằng, họ đã bắt đầu hoạt động tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi trong khi ở cùng độ tuổi này, chỉ có 41% gen Y làm được điều đó.

Tư thế sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Là những người “bàng quang” với rủi ro, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được những bài học xương máu, tích luỹ và học tập kinh nghiệm, gen Z không đi một mình, cả thế hệ gen Z đi cùng nhau. Họ tạo nên cộng đồng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đầu tư, góp phần tạo nên nền tảng gen Z tự tin trong việc “xuống tiền”, ra quyết định đầu tư.

Khẩu vị đầu tư đa dạng.

Mới mẻ, trẻ trung, năng động, gen Z đem đến “món ăn” đầu tư đa dạng.

Một phần ưu tiên tìm kiếm phương thức đầu tư mang lại lợi nhuận ổn định, một phần lại ưu ái cho các hình thức đầu tư rủi ro thấp: gửi tiền tiết kiệm, mua bảo hiểm nhân thọ, một số khác lại “ưu tiên” khẩu vị đầu tư mạo hiểm, họ sẵn sàng trải nghiệm các kênh đầu tư mới: cổ phiếu, trái phiếu, blockchain hay crypto,..

Quan tâm đến đầu tư tài chính từ sớm là một dấu hiệu tích cực không chỉ ở thế hệ gen Z, ở các bậc cha mẹ mà thậm chí còn là tín hiệu vui mừng cho Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong thời buổi hiện đại hoá. Là một gen Z chính hiệu, hãy nhanh chóng hoà mình vào vòng xoáy tài chính tích cực, thay đổi để phát triển và hoàn thiện bản thân nhé. Hãy đọc thêm nhiều kiến thức tài chính ngân hàng hay tại https://www.tcqtkd.edu.vn/!