Sức mạnh của đầu tư dài hạn tại các DN: Bỏ 1 đồng, lãi 20-30 đồng, “ôm” một mã chứng khoán ăn lãi cả đời

Admin

Được ví "đầu tư 1 mã ăn lãi cả đời", FPTS trong quý 1/2024 tiếp tục thu lời lớn từ mã MSH của May Sông Hồng.

Bên cạnh nguồn thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, đầu tư nắm giữ cổ phiếu dài hạn đã và đang đem về khoản lợi nhuận lớn cho nhiều "tay chơi" mát tay như CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (Nasco - NAS) với mã NCTS, Chứng khoán VietCap (VCSC –

Ảnh: Nasco lãi 23 lần với NCTS sau hơn 10 năm đầu tư.

Cũng là câu chuyện "đầu tư 1 mã ăn lãi cả đời", FPTS trong quý 1/2024 tiếp tục thu lời lớn từ mã MSH của May Sông Hồng. Ghi nhận, trong kỳ doanh thu Công ty tăng mạnh, đóng góp chính là lãi đánh giá lại khoản đầu tư tài chính với 85,5 tỷ đồng – tăng 388,5% so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận quý đầu năm nay FPTS thu về 167 tỷ, tăng 113%.

Được biết, bất chấp những năm gần đây thị trường nhiều biến động, chỉ số kinh doanh của FPTS vẫn khả quan, chủ yếu nhờ khoản lãi từ việc nắm giữ mã MSH.

FPTS bắt đầu "gom" cổ phiếu MSH từ năm 2011. Theo BCTC đã kiểm toán năm 2021 của FPTS, tính tại thời điểm 31/12/2021, toàn bộ lượng 6,48 triệu cổ phiếu MSH mà Chứng khoán FPT nắm giữ có vốn hơn 13,6 tỷ đồng, tương ứng mức giá mua bình quân chỉ khoảng 2.099 đồng/cp.

Tính đến ngày 31/3/2024, khoản đầu tư tại MSH đã có giá trị lên đến 416,3 tỷ đồng – tức gấp 31 lần giá vốn. Ngoài ra, FPTS cũng đang "thắng" với các mã cổ phiếu khác khi giá trị hiện tại hơn 1,1 tỷ (so với giá gốc là 928 triệu đồng).

Sức mạnh của đầu tư dài hạn tại các DN: Bỏ 1 đồng, lãi 20-30 đồng, “ôm” một mã chứng khoán ăn lãi cả đời - Ảnh 2.

Ảnh: FPTS lãi 31 lần mã MSH sau 14 năm đầu tư vào MSH.

Hay thương vụ đầu tư nắm giữ cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP) của Chứng khoán VietCap cũng là điển hình cho sức mạnh đầu tư dài hạn trên thị trường.

Là "người đến sau" và chính thức nhận lại khoản đầu tư 15% vốn tại IDP vào năm 2020, Vietcap đang lãi gần 1.800 tỷ đồng cho mã này.

Hiện, tỷ lệ sở hữu của VCSC vào IPD là hơn 8,8 triệu cổ phần. Giá vốn đầu tư là 441 tỷ đồng, tương đương khoảng 49.900 đồng/cp, trong khi trên sàn Upcom giá IDP đang tiếp đà tăng lên 245.000 đồng/cp.

Tại ĐHĐCĐ năm 2023, trước nghi vấn của cổ đông có bán khoản đầu tư tại IDP không, ông Tô Hải đã khẳng định Vietcap chưa có ý định bán cổ phần IDP. "Chúng tôi xác định IDP là khoản đầu tư chiến lược và chúng tôi đánh giá là công ty rất tiềm năng", ông Hải nói.

Ông cũng cho biết đầu năm 2023, IDP đúng là có ký Hợp đồng bán cho chủ đầu tư bên Singapore với các cán bộ nhân viên, giá bán đâu đó vào khoảng 258.000 đồng/cp. Song, giá bán này theo ông Hải nhận định chưa phải là tốt, Vietcap kỳ vọng giá cao hơn.

Về kinh doanh, quý 1/2024 doanh thu Vietcap đạt 806 tỷ - tăng 300 tỷ đồng so với cùng kỳ.Đóng góp chính vào nguồn thu trong quý là lãi từ bán các tài sản tài chính (FVTPL), đạt 338 tỷ - tăng gấp đôi cùng kỳ.

Sức mạnh của đầu tư dài hạn tại các DN: Bỏ 1 đồng, lãi 20-30 đồng, “ôm” một mã chứng khoán ăn lãi cả đời - Ảnh 3.

Ảnh: VietCap đã “bỏ túi” sương sương gần 1.800 tỷ tại IDP chỉ sau 4 năm đầu tư.

Cũng kiêm trì nắm giữ 14 năm, Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Securities - CTS) năm qua được biết đã "chốt lãi" 1 phần tại mã THACO, định giá tập đoàn ô tô ở mức 3,9 tỷ USD.

Cụ thể, trước khi bán ra, CTS sở hữu khoảng 14 triệu cổ phiếu THACO với giá vốn đầu tư là 71,9 tỷ đồng, tương ứng giá vốn ở mức 5.100 đồng/cp. Khoản đầu tư này có giá vốn thấp như vậy là do CTS đã đầu tư từ khoảng năm 2009 và giữ nguyên từ đó đến nay.

Trong quý 2/2023, CTS được biết đã bán hơn 4,7 triệu cổ phiếu chưa niêm yết với tổng giá trị bán là 141 tỷ đồng, giá gốc mua vào hơn 24 tỷ, lãi 117 tỷ đồng. Nhìn vào sự sụt giảm giá trị đầu tư của danh mục các cổ phiếu chưa niêm yết mà CTS nắm giữ, có thể thấy số cổ phiếu CTS bán ra chính là của CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco). Như vậy, CTS đã bán 4,7 triệu cổ phiếu Thaco với tổng giá trị bán là 141 tỷ đồng, tương ứng với 30.000 đồng/cp.

Tạm tính theo mức giá 30.000 đồng/cp, CTS đã lãi gấp 6 lần sau 14 năm nắm giữ THACO.