Siêu tàu du lịch 1,4 tỷ USD bị rao bán phế liệu dù chưa sử dụng một lần

Admin

Global Dream đã hoàn thành khoảng 80% nhưng không thể đưa vào sử dụng.

Trước năm 2020, ngành công nghiệp du thuyền đang phát triển rất tốt, các tour du thuyền được săn đón và luôn trong tình trạng hết vé, khi ấy đa phần các con tàu đều trong trạng thái vi vu ngoài đại dương mang nhiệm vụ đưa hành khách khám phá các vùng trên thế giới. Thế nhưng hiện nay, những du thuyền xa hoa đó lại đang buộc dừng lại vô thời hạn và đối mặt với tình trạng bỏ không trên biển bởi tình hình khó khăn hiện nay.

Du thuyền lớn nhất thế giới chưa dùng lần nào sắp thành sắt vụn

Chi phí bỏ ra để sở hữu một chiếc du thuyền là không thấp, các công ty sẽ cố gắng tận dụng mọi cách để lấy lại những khoản thu cuối cùng. Khi một chiếc tàu không thể sử dụng, việc đầu tiên chủ sở hữu nghĩ đến là tìm cách bán cho các công ty nhỏ hơn. Một số xác du thuyền sẽ được trang trí lại và trở thành một điểm du lịch cho du khách tham quan. Trong trường hợp nhu cầu mua tàu bị giảm, tàu sẽ bị tháo dỡ thành từng phần để bán phế liệu.

Nhà máy đóng tàu MV Werosystem ở Warnemunde, Đức, là nơi đánh dấu sự kết thúc của con tàu Global Dream II. Đây là một trong hai tàu du lịch được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục được vận hành bởi Dream Cruises. Điều đáng nói là con tàu này chưa được hoàn thiện nhưng đã bị chuyển ra bãi phế liệu.

Global Dream II có thể chứa 9.000 hành khách một lúc, do công ty Đức - Hong Kong có tên MV Werften lắp đặt. Khoản đầu tư cho công đoạn đóng thuyền lên tới gần 1,4 tỉ USD. Do công ty này đã phá sản hồi đầu năm 2022 nên con tàu buộc phải tháo dỡ.

Siêu tàu du lịch 1,4 tỷ USD bị rao bán phế liệu dù chưa sử dụng một lần - Ảnh 1.

Con tàu được kỳ vọng phá kỷ lục thế giới. Ảnh: AutoEvolution

Con tàu khổng lồ nằm tại xưởng đóng tàu MV Werworthy ở Warnemunde, Đức. Một phần thân tàu đã được hoàn thiện, máy móc và các hệ thống cơ bản đã được lắp đặt. MV Werosystem đã đệ đơn xin phá sản vào đầu năm 2022.

Trước tình thế hiện tại, các nhà quản lý của dự án buộc phải cắt lỗ càng nhanh càng tốt. Theo báo cáo vì con tàu không tìm được người mua, máy móc và phụ kiện sẽ bị bán đi, trong khi thân tàu rất có thể sẽ bị bán dưới dạng phế liệu.

Du thuyền bán phế liệu không còn là chuyện lạ

Ngành công nghiệp tàu du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19, trong đó nhiều hãng tàu buộc phải nộp đơn xin phá sản do các quy định giới hạn về đi lại được để kiểm soát dịch bệnh trên toàn cầu.

Ở giai đoạn đầu của đại dịch, các tàu du lịch cỡ lớn thường trở thành các ổ dịch Covid-19 vì hành khách và thủy thủ đoàn dễ dàng lây nhiễm virus do sinh hoạt trong cùng không gian tàu.

Carnival Fantasy là một du thuyền nổi tiếng với kiểu cách trang trí kỳ lạ với sức chứa 2.000 khách. Ngay từ khi đi vào hoạt động vào năm 1990, chiếc du thuyền đã gây ấn tượng bởi không gian độc đáo thiết kế theo chủ đề Ai Cập.

Siêu tàu du lịch 1,4 tỷ USD bị rao bán phế liệu dù chưa sử dụng một lần - Ảnh 2.

Du thuyền Carnival Fantasy. Ảnh: Maritime Business World

Năm 2020, chiếc du thuyền 30 tuổi này đi về biển Aegea ở Thổ Nhĩ Kỳ để kết thúc hành trình cuối cùng tại thủ phú tháo dỡ tàu Aliaga. Nơi ‘yên nghỉ’ của nó là một xưởng tháo dỡ các chiếc tàu hàng, tàu dầu và tàu khảo sát cũ, đến tuổi về hưu. Những giờ đây, xưởng này đang đón nhận một loạt du thuyền về hưu trước tuổi do ế khách trong mùa dịch .

Vây quanh một số phần nội thất đã được tháo dỡ của Carnival Fantasy là một loạt khách mua đến từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đang tìm kiếm các thương vụ bán rẻ mọi thứ từ các tác phẩm nghệ thuật, trang thiết bị nhà bếp cho đến dây điện và các bồn inox...

Tất cả mọi thứ trên du thuyền đều có thể bán được

Vì thị trường mua bán du thuyền cũ để tái sử dụng bị hạn chế, giá trị lớn nhất của những du thuyền nằm ở khối sắt làm nên kết cấu khổng lồ của chúng. Ví dụ, du thuyền Carnival Fantasy có đến 15.000 tấn sắt thép, có thể được bán với giá hơn 4,7 triệu USD.

Ngoài rủi ro biến động giá cả sắt thép, khách mua du thuyền cũ cũng không biết chắc có bao nhiêu sắt thép có thể được thu hồi. Các du thuyền được đóng trước thập niên 1990 thường có nhiều thép trong phần thân và lớp bọc ở phần đáy nhưng những du thuyền được sản xuất vào thập niên 1990 trở về sau có thể chứa nhiều hợp kim nhẹ hơn và bền hơn.

Siêu tàu du lịch 1,4 tỷ USD bị rao bán phế liệu dù chưa sử dụng một lần - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Yatch Harbour

Thép và sắt vụn sẽ được đưa đến các lò luyện kim để sản xuất thanh cốt thép cho các dự án xây dựng trên thế giới. Thép từ một số con tàu về hưu khác có thể được cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi chúng sẽ được sử dụng để sản xuất phụ tùng cho xe của Toyota hay Ford. Nhôm, đồng, inox cùng với những hàng hóa có giá trị khác cũng sẽ được thu hồi và bán lại cho các khách hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Orbay Simsek, Phó chủ tịch Công ty tái chế tàu Simsekler ở Aliaga, thậm chí có những thị trường mua bán đồ dùng nhà bếp, tủ quần áo và chăn của các tàu về hưu. Vế cơ bản, tất cả mọi thứ trên tàu đều có thể bán được.

Theo Express, Bloomberg