Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi

Admin

Blogger du lịch Ngô Trần Hải An (biệt danh Quỷ Cốc Tử) đã có hành trình đi săn ảnh cá voi lưng xám trên biển Đề Gi, Vĩnh Lợi (Bình Định) đầy gian nan. Anh có 3 tiếng chạm mặt cá voi với những khoảnh khắc ''choáng ngợp, tê liệt các giác quan''.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 1.

Ngô Trần Hải An đặt tên bức ảnh này là Ánh mắt đại dương. Linh hồn bức ảnh nằm ở ánh mắt của cá Ông. Bức ảnh này cực kỳ khó chụp vì mắt cá Ông rất bé - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN

Hải An chia sẻ, ba tiếng tháp tùng cùng cá Ông (tên gọi dân gian của cá voi ) "đi ăn sáng" ngày 18/8 là những khoảnh khắc đầy cảm xúc, không thể quên.

Để có được 3 tiếng quý giá đó, anh đã mất đến 4 ngày "gian nan đến rã rời" kiên nhẫn chờ đợi.

Ngày đầu tiên, mất nhiều tiếng liên lạc, sắp xếp, anh cũng lên được chiếc canô để ra biển. Sóng đánh cao hơn 1m tràn vào khoang tàu liên tục hết đợt này đến đợt khác. Anh ngồi ôm máy trong lo lắng và "chờ hoài không thấy".

2 ngày tiếp theo, anh đều dậy từ 4h sáng, xuống bến ra khơi, bắt đầu một ngày phơi nắng cháy da, "người nhàu nhĩ như nùi giẻ", nhưng đều chờ trong vô vọng.

Đến ngày thứ 4, thuyền của anh vừa ra đến nơi đã thấy cá Ông ăn sáng từ xa. Anh cho hay đã "cuồng say" theo cá Ông suốt 3 tiếng. Lúc thì anh bay flycam theo, lúc lại leo hẳn lên cột buồm để chụp. Có những lúc cá Ông tiến gần đến tàu ở khoảng cách chỉ vài mét.

Đây là loài cá voi Bryde, là loài cá voi lưng xám có tên trong sách đỏ IUCN bị đe dọa nguy cơ tuyệt chủng.

Ngô Trần Hải An nhận định, hiện còn 1 cặp đôi hai mẹ con cá voi săn cá mỗi ngày. Thời gian cá Ông lên ăn thường tầm 5h30 và 16h, tùy luồng cá nhiều hay ít mà xuất hiện lâu hay mau.

Để săn ảnh cá voi, từ sân bay Phù Cát, anh đã thuê taxi đi về cảng Đề Gi, Vĩnh Lợi. Rồi từ đây thuê tàu để ra biển.

Từ bờ ra vùng biển gặp cá Ông khoảng 20-30 phút đi tàu. Tuy nhiên theo anh, việc gặp được hay không là vạn sự tùy duyên, và kinh nghiệm thường là "thấy chim biển tụ tập bay quần thảo chỗ nào thì chỗ đó cá Ông sẽ lên".

Ở Đề Gi có ít nhà nghỉ, quán ăn, do đó anh Hải An đã đặt phòng trước để tránh hết phòng giai đoạn này. Đồng thời anh chuẩn bị quần áo, kem chống nắng và tinh thần để chịu đựng những con sóng lớn vào buổi chiều.

Kinh nghiệm của anh khi tiếp xúc cá Ông là nên neo tàu từ xa để cá Ông tùy ý di chuyển, tránh làm cá hoảng hoặc đâm trúng tàu.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 2.

Khi cá Ông táp mồi - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 3.

Cận ảnh cá Ông - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 4.

Hai chú cá voi say sưa săn mồi - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 5.
Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 6.

Một khoảnh khắc tuyệt đẹp của biển cả - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 7.

Chim biển thường có mặt rất đông nơi cá voi săn mồi - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 8.

Anh Hải An leo lên cột buồm để có thể quan sát và chụp được cá voi rõ nhất - Ảnh: Tác giả cung cấp

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 9.

Cặp đôi cá voi mẹ con ở vùng biển Đề Gi - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 10.

Khoảnh khắc lao lên đớp cá của mẹ con cá voi - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN

Nhiếp ảnh gia chia sẻ kinh nghiệm săn ảnh cá voi ở biển Đề Gi - Ảnh 11.

Sau nhiều ngày liền kiên nhẫn chờ đợi, anh Hải An đã gặp được hai mẹ con cá voi và săn được những khoảnh khắc tuyệt đẹp - Ảnh: NGÔ TRẦN HẢI AN