Mùa hè da dễ mẩn ngứa, vì sao?

Admin

Vào những ngày thời tiết nắng nóng oi bức có rất nhiều người gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Điều này gây mất thẩm mỹ trên da và khó chịu.

Vì sao mẩn ngứa khi nóng?

Mẩn ngứa là một bệnh ngoài da dễ gặp vào mùa hè. Mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như sốc nhiệt, bệnh lý mề đay cholinergic, dị ứng thời tiết... Đặc biệt tình trạng này xuất hiện nhanh chóng ở những người có cơ địa dị ứng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, vào mùa hè số lượng bệnh nhân khám các bệnh về da luôn cao hơn mức bình thường, Bởi vào mùa hè tiết trời nắng nóng khiến cho các tế bào hô hấp nhiều hơn mức bình thường. Khi đó, da sẽ tăng cường điều tiết và sản xuất ra nhiều mồ hôi hơn.

Khi tiếp xúc cộng hưởng với khói bụi và nắng nóng sẽ gây dị ứng, ngứa ngáy. Lúc này, nổi mẩn ngứa khi trời nóng là điều bình thường.

Khi bị mẩn ngứa da có thể bị phát ban, sưng rộp, tấy đỏ, chàm bội nhiễm, mày đay cấp tính…

Sức khỏe - Mùa hè da dễ mẩn ngứa, vì sao?

Mẩn ngứa là một bệnh ngoài da dễ gặp vào mùa hè. Ảnh: Internet.

Phương pháp điều trị mẩn ngứa vào mùa hè

Chườm mát bằng khăn lạnh: Khi bị nổi mẩn ngứa do thời tiết quá oi nóng, có thể khắc phục bằng cách chườm bằng khăn lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ làm hạn chế sự hình thành thêm các nốt mẩn ngứa, đồng thời giúp làn da dễ chịu hơn. Thực hiện như sau:

Bước 1: Ngâm khăn mềm trong nước lạnh.

Bước 2: Vắt ráo nước (tránh chườm khi khăn còn ướt sũng).

Bước 3: Áp khăn lên vị trí da tổn thương khoảng 15 – 20 phút.

Hãy thực hiện việc 3 lần/ngày cho đến khi các nốt mẩn đỏ biến mất.

Tắm rửa sạch sẽ: Với trường hợp nổi mẩn do thời tiết oi nóng thì nên chú ý đến việc tắm rửa sạch sẽ. Việc vệ sinh thân thể sẽ góp phần giúp da thông thoáng hơn và loại bỏ một số tác nhân gây gây bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài ra, không dùng lực quá mạnh để kỳ rửa bởi rất dễ làm da tổn thương, nhất là chú ý không nên tắm bằng nước nóng hay sử dụng xà bông tắm có tính tẩy rửa mạnh.

Tắm bằng lá trà xanh: Lấy một nắm lá trà xanh tươi, sau đó rửa sạch và đun sôi, pha nước ấm tắm mỗi ngày. Để tăng thêm hiệu quả giảm ngứa, sát trùng, có thể cho thêm một chút muối vào nước tắm.

Tránh mặc quần áo bó sát: Chất liệu nóng có thể làm vấn đề ngứa trở nên nghiêm trọng thêm. Hãy chọn các loại quần áo chất liệu thoáng mát, mềm nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt trong những ngày nắng nóng.

Ngoài ra, cần tránh côn trùng đốt, loại bỏ thức ăn gây quá mẫn. Đối với sẩn ngứa do ánh nắng mùa hè thì cần sử dụng kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB...

Chống nắng: Theo BS Đinh Ngọc Liên, phát ban đa dạng cho nắng có thể tồn tại suốt đời. Tuy nhiên, theo các báo cáo nghiên cứu trên thế giới, 60% bệnh nhân có nhận thấy sự cải thiện hoặc được khỏi trong 15 năm, 75% trường hợp trong thời gian 30 năm.

Các đợt phát ban có thể xuất hiện trong vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và kéo dài trong nhiều ngày. Tình trạng này có thể diễn biến nặng hơn nếu tiếp xúc nhiều lần với ánh sáng mặt trời trước khi đợt bệnh trước kết thúc.

Vị chuyên gia cho hay các biện pháp điều trị chung cho phát ban đa dạng do nắng là sử dụng kem chống nắng phổ rộng 50+ SPF UV A/UV B.

BS Liên cũng lưu ý người dân nên tránh ánh sáng mặt trời, cố gắng ở những nơi có bóng râm khi ra ngoài. Nếu làm việc, học tập trong nhà, bệnh nhân cần ngồi cách xa cửa sổ.

Mặt khác, một số biện pháp xử trí đặc hiệu có thể được áp dụng tại bệnh viện bao gồm: Quang trị liệu, sử dụng Hydroxychloroquine, Calcipotriol tại chỗ, Afamelanotide. Với trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân như azathioprine hoặc ciclosporin (cyclosporin).

Trúc Chi (t/h theo Zing, Sức khỏe & Đời sống)