Một tháng chỉ tiêu hơn 3 triệu cho cả gia đình, "vợ người ta" khiến MXH dậy sóng vì khả năng tính toán "thần sầu"

Admin

"Vợ người ta" gây sốt MXH khi chia sẻ bảng chi tiêu 1 tháng chỉ hết 3215k khiến dân tình ngơ ngác, ngỡ ngàng, bật ngửa.

Những câu chuyện chi tiêu tiết kiệm luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các bà vợ phải khéo léo lắm mới "cân đo đong đếm" được cả trăm khoản phải chi trong 1 tháng cho cả gia đình.

Mới đây, "vợ người ta" gây sốt MXH khi chia sẻ bảng chi tiêu 1 tháng chỉ hết 3215k khiến dân tình ngơ ngác, ngỡ ngàng, bật ngửa.

Bảng chi tiêu "hết hồn" của vợ nhà người ta

Một tháng chỉ tiêu hơn 3 triệu cho cả gia đình,

Bài đăng "tạo sóng" trên MXH (Ảnh chụp màn hình)

Cụ thể, bảng chi tiêu có các mục lớn như tiền học của con là 1,3 triệu, sữa cho con là 630k còn lại toàn những khoản vài chục đến hơn 100k. Những con số vô cùng ấn tượng như: tiền điện nước 100k, tiền gạo 150k, gas 70k… Nhiều người xem xong còn đùa: "Đây là 1 trong 10 trang chi tiêu hàng tháng đúng không".

Dù nhìn con số tổng chỉ hết hơn 3 triệu 1 tháng mà chi tiêu cho cả 1 gia đình thì quả là siêu nhân. Thế nhưng, có quá nhiều điểm vô lý mà nhiều người nhìn thoáng qua cũng phát hiện ra.

Ví dụ tiền điện nước để đạt mốc 100k như trên thì gần như cả tháng chỉ bật mỗi bóng đèn. Tiền dầu ăn, nước mắm, dầu gội, sữa tắm chỉ hết 100k cũng là khoản vô lý với 1 gia đình có 2 người lớn và cả trẻ con, trừ khi 1 ngày họ chỉ ăn cơm ở nhà 1 bữa. Còn khoản bỉm 135k/tháng khiến người ta hoài nghi: "Chắc cho con dùng 1 cái trong suốt 24 tiếng quá".

Một tháng chỉ tiêu hơn 3 triệu cho cả gia đình,

Có quá nhiều điểm vô lý trong bảng chi tiêu trên (Ảnh chụp màn hình)

Nhiều người bình luận: "Nhà này ở trên núi à?", "Phải nhân 10 chỗ kia mới đủ", "Ăn cơm với nước mắm à, sao có gạo mà không có thức ăn?", "Con số kia là của năm 2004 hay 2014 thế chị em?"…

Khoản nào cũng thể hiện sự vô lý mà bất kể người độc thân hay đã có gia đình đều không thể tin nổi.

Tiết kiệm theo hướng tích cực hay câu view bất chấp?

Hiện nay cùng với sự phát triển của các nền tảng MXH, nhiều Youtuber, TikToker câu view bất chấp với những video, bài đăng toàn tiêu đề giật gân: "Bữa cơm 15k cho 4 người ăn thoải mái", "Chi tiêu tiết kiệm: 4 người hết 5 triệu/tháng…", ví dụ cụ thể nhất là câu chuyện trên.

Cuối cùng, việc hô hào tiết kiệm, chia sẻ với nhau mẹo tiết kiệm, bí quyết chi tiêu đã trở thành trò câu view nhảm nhí. Tiết kiệm là điều đáng quý nhưng cũng phải tiết kiệm 1 cách hợp lý chứ không phải căn cơ quá nhiều để cuộc sống của bản thân, của người thân và con cái trở nên thiếu thốn, khổ sở.

Một tháng chỉ tiêu hơn 3 triệu cho cả gia đình,

Dưới đây là một số mẹo chi tiết và thông minh để tiết kiệm tiền trong hộ gia đình:

Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng: Xác định các khoản chi cố định và biến động, đặt ra giới hạn cho mỗi loại chi tiêu để tránh lãng phí.

So sánh giá trước khi mua sắm: Sử dụng các ứng dụng hoặc trang web so sánh giá để tìm kiếm mức giá tốt nhất cho sản phẩm bạn cần mua.

Mua sắm theo mùa: Thực phẩm mua theo mùa thường có giá tốt hơn và chất lượng tốt hơn. Điều này cũng áp dụng cho việc mua quần áo, đồ dùng gia đình.

Sử dụng các chương trình khuyến mãi và mã giảm giá: Đăng ký nhận thông báo từ các cửa hàng bạn thường xuyên mua sắm để không bỏ lỡ các ưu đãi.

Tái chế và sửa chữa: Thay vì vứt bỏ, hãy xem xét việc tái chế hoặc sửa chữa đồ đạc cũ. Điều này không chỉ tiết kiệm tiền mà còn tốt cho môi trường.

Giảm hóa đơn năng lượng: Lắp đặt đèn LED tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng, và giảm việc sử dụng điều hòa nhiệt độ khi không cần thiết.

Nấu ăn tại nhà: Nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài tiết kiệm chi phí và cũng khá tốt cho sức khỏe.

Lên kế hoạch cho bữa ăn: Lập kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần giúp giảm nguy cơ mua thực phẩm thừa thãi và hạn chế việc bỏ đi thức ăn.

Mua hàng không bị ràng buộc thương hiệu: Sản phẩm không phải của thương hiệu nổi tiếng thường có giá rẻ hơn và chất lượng tương đương.

Chia sẻ tài nguyên: Tham gia các nhóm cộng đồng để chia sẻ hoặc trao đổi đồ đạc không cần thiết.

Sử dụng công nghệ thông minh: Cài đặt các thiết bị như bóng đèn thông minh, ổ cắm thông minh để tiết kiệm điện.

Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng thiết bị điện tử và xe cộ định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ và tránh những chi phí sửa chữa đắt đỏ.

Tránh mua hàng không cần thiết: Hãy tự hỏi mình liệu bạn thực sự cần sản phẩm đó trước khi quyết định mua.