Hậu Giang tập trung tháo gỡ "nút thắt" về hạ tầng và nhân lực

Admin

Thủ tướng yêu cầu Hậu Giang tập trung hoàn thành các quy hoạch giải quyết nút thắt hạ tầng, nhân lực; ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược.

Sáng 17/7 Thủ tướng Phạm Minh Chính có phiên làm việc cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và định hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các kiến nghị của địa phương. 

Theo báo cáo của tỉnh Hậu Giang 6 tháng đầu năm 2022 kinh tế tỉnh Hậu giang đã có dấu hiệu phục hồi tích cực và đạt mức tăng trưởng 11% (đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, cao nhất vùng ĐBSCL và xếp thứ 8 cả nước.

Tiêu điểm - Hậu Giang tập trung tháo gỡ 'nút thắt' về hạ tầng và nhân lực

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về kết quả thực nhiệm vụ năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022.

Thu nhập bình quân đầu người 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức 58,4 triệu đồng, tăng 19%. Công nghiệp tăng trưởng đột phá 30,8%. Nông nghiệp tăng trưởng 4,49% đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Những đột phá để tránh "vòng xoáy đi xuống"

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Yên cho biết: Hiện nay, quy mô kinh tế của tỉnh còn rất nhỏ chỉ chiếm 4% tổng GRDP toàn vùng ĐBSCL. Tỉnh đã đưa ra nhiều chỉ tiêu, giải pháp đột phá nhằm tránh “vòng xoáy đi xuống”

Tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành Trung ương xem xét, chỉ đạo và hỗ trợ các nội dung: Cho phép tỉnh nâng cấp, đầu tư quốc lộ 61C mối Cần Thơ-Hậu Giang. Phân bổ tăng thêm diên tích đất công nghiệp trong giai đoạn 2021-2025. Chuyển 1 phần đất của khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành rừng để sản xuất để thu hút đầu tư.

Tiêu điểm - Hậu Giang tập trung tháo gỡ 'nút thắt' về hạ tầng và nhân lực (Hình 2). Bí Thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành: Tỉnh Hậu Giang xác định quy hoạch là kim chỉ nam, định hướng phát triển thời kỳ 2021-2030 với quan điểm "Nhất tâm, nhị tuyến, tam thành, tứ trụ, ngũ trọng tâm"

Hậu Giang xác định quy hoạch sẽ là kim chỉ nam, định hướng thời kỳ 2021-2030 với quan điểm “Nhất tâm, nhị tuyến, tam thành, tứ trụ, ngũ trọng tâm”.

"Nhất tâm" là phát triển huyện Châu Thành thành trung tâm công nghiệp và đô thị.

"Nhị tuyến" là khai thác tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau kết nối với TPHCM và tuyến Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu.

"Tam thành" là nâng tầm các đô thị Vị Thanh, Ngã Bảy, Long Mỹ.

"Tứ trụ" là phát triển 4 trụ cột công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Còn "ngũ trọng tâm" là hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nhân lực chất lượng cao; cải cách hành chính - ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hóa- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Những tiềm năng, lợi thế lớn của Hậu Giang

Tại phiên làm việc Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu cho rằng, Hậu Giang nằm ở vị trí tương đối trung tâm của ĐBSCL, có hệ thống giao thông thuận tiện với 5 tuyến giao thông huyết mạch. Hậu Giang cùng là 1 trong những trung tâm lúa gạo của vùng Tây Nam Bộ có thế mạnh về nông nghiệp và nguồn thủy hải sản phong phú.

Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, với 5 trục giao thông huyết mạch, ở giao điểm của các tuyến cao tốc Bắc-Nam và Đông-Tây, gần sân bay Cần Thơ với tổng chiều dài khoảng 400 km.

Tiêu điểm - Hậu Giang tập trung tháo gỡ 'nút thắt' về hạ tầng và nhân lực (Hình 3). Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ chuyến công tác

Tỉnh là một trong những trung tâm lúa gạo của vùng Tây Nam Bộ; có thế mạnh về cây lúa (lúa chất lượng cao với 32.000 ha) và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: Cơ cấu kinh tế của Hậu Giang chuyển dịch còn chậm; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp; đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; hạ tầng còn chưa tương xứng tiềm năng, cơ hội, lợi thế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Khắc phục bằng được các tồn tại, hạn chế, yếu kém

Thủ tướng nhấn mạnh cần xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi; đánh giá cao các định hướng, mục tiêu của Hậu Giang và đề nghị cần quán triệt một số quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành:

Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, sông nước của mình, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể; tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá, thường xuyên.

Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; chú trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm hiệu quả để tiếp tục phát huy, nhân rộng, tạo sức lan tỏa cao, đồng thời khắc phục bằng được các tồn tại, hạn chế, yếu kém.

Suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, quyết tâm giải quyết bằng được hai nút thắt về hạ tầng và nguồn nhân lực, tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch, phấn đấu đạt kết quả cao nhất, thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Tiêu điểm - Hậu Giang tập trung tháo gỡ 'nút thắt' về hạ tầng và nhân lực (Hình 4). Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hậu Giang cần tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại.

Xác định truyền thống đoàn kết, văn hóa, lịch sử, cách mạng là một nguồn lực, động lực, xung lực và cảm hứng phát triển.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả việc triển khai của từng cấp. 

Cần tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với biến đổi khí hậu, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Quy hoạch tạo không gian phát triển mới, triển khai các dự án hạ tầng chiến lược

Đối với đề xuất chuyển một phần diện sang rừng sản xuất tại khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời: "Đây là tài sản quý hiếm không những của Hậu Giang mà còn cả ĐBSCL, không chỉ có giá trị về mặt sinh thái, thiên nhiên mà còn gắn với lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng, trong chiến tranh "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Do đó, cần phải nâng niu, giữ gìn, có thái độ ứng xử phù hợp, bảo vệ, phát huy một cách khoa học, hiệu quả nhất, mang tính thực tiễn sâu sắc nhất, bảo vệ môi trường, sinh thái một cách nghiêm ngặt nhất. Nếu chúng ta chưa làm được gì tốt hơn thì cũng đừng làm gì ảnh hưởng xấu tới khu bảo tồn này, lá phổi xanh này".

Phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 13, Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và quy hoạch vùng ĐBSCL vừa được ban hành.

Tiêu điểm - Hậu Giang tập trung tháo gỡ 'nút thắt' về hạ tầng và nhân lực (Hình 5).

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp khảo sát Khu Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng - nơi bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dạng độc đáo nhất cả nước hiện nay, được mệnh danh là "lá phổi xanh" của ĐBSCL.

Thủ thướng yêu cầu tỉnh tăng nguồn ngân sách gắn với việc nuôi dưỡng nguồn thu; tăng cường quản lý, sử dụng ngân sách đúng trọng tâm tránh lãng phí. Phối hợp thực hiện tuyến đường cao tốc 100km đi qua địa bàn tỉnh và phát huy hiểu quả tối đa của giao thông đường thủy.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Hậu Giang đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, năng lượng, công nghiệp thực phẩm, logistics. Đẩy mạnh phát triển du lịch. Rà soát, tập trung thực hiện các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đẩy mạnh triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tập trung phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết số 20 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Thủ tướng mong muốn Hậu Giang biến khát vọng thành hành động thiết thực và hiệu quả, biến tiềm lực thành nguồn lực, thành của cải vật chất, không để tiềm năng “ngủ quên” đưa Hậu Giang ngày càng phát triển, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng nâng lên.

Vũ Dũng