Tại các cửa biển bên mặt biển Tây của tỉnh Cà Mau có nhiều hộ dân hành nghề câu kiều
Người dân cột lưỡi câu vào sợi dây nhỏ, sau đó cột liên tiếp những dây câu này vào một sợi dây chính để thả xuống biển bẫy hải sản
Mỗi lưỡi câu cách nhau chỉ khoảng 14 cm; mỗi lần giăng câu, các thợ nghề sử dụng đến hàng chục ngàn lưỡi câu
Chỉ cần 1 người có thể hành nghề và phương tiện chính để làm nghề ngoài giàn câu là chiếc vỏ lãi
Đây là nghề đánh bắt ven bờ, người dân chỉ đánh bắt vào những ngày biển êm và hoạt động trong vùng biển khoảng 5 hải lý trở vào.
Khi giàn câu được thả xuống đáy biển, phải giữ cho lưỡi câu cách mặt biển khoảng 20 cm mới trở thành cái bẫy đánh bắt hiệu quả
Để làm được điều này ngư dân dùng vật nặng như vỏ con ốc hay đá cột vào từng đoạn để làm chìm dây câu; họ cũng cột những bi phao vào dàn câu để đảm bảo lưỡi câu không chìm sát mặt biển
Không hề có mồi câu, các loại hải sản khi di chuyển gần sát đáy biển sẽ mắc vào lưỡi câu; chúng càng giẫy càng có nguy cơ mắc vào nhiều lưỡi câu
Người dân thường ra biển giăng câu từ 1 - 2 giờ khuya; mờ sáng họ sẽ thăm câu 1 lần; đến trưa họ lượt lại rồi thu câu về, hoàn thành chuyến đánh bắt
Đối tượng đánh bắt chủ yếu của nghề câu kiều là những loại hải sản trưởng thành và có kích thước tương đối lớn
Cá ngát dính câu nhiều nhất. Cá đuối, cá chéc hay cua, nghẹ, tôm tích,… cũng đều có thể bị mắc câu
Mỗi ngày ra khơi giúp ngư dân có nguồn thu từ 500 – 1 triệu đồng; trúng biển họ có thể thu nhập được nhiều hơn
Câu kiều giúp một bộ phận người dân ven biển Tây, Cà Mau có thêm thu nhập nhưng nghề này khá bấp bênh do phụ thuộc vào thời tiết