Cổ đông lo lắng việc phát hành thêm 1,2 tỷ cổ phiếu có thể ảnh hướng đến thị giá NVL trên sàn, lãnh đạo Novaland nói gì?

Admin

Theo chia sẻ của ông Dương Văn Bắc, có các đối tác lớn cũng muốn tham gia đầu tư vào công Novaland dưới hình thức phát hành riêng lẻ do tin tưởng vào nền tảng hiện có.

Cổ đông lo lắng việc phát hành thêm 1,2 tỷ cổ phiếu có thể ảnh hướng đến thị giá NVL trên sàn, lãnh đạo Novaland nói gì?- Ảnh 1.

Trước thềm cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2024, HĐQT tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) đã công bố kế hoạch chào bán 1,1 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu dưới dạng quyền mua. Tỷ lệ thực quyền là 10:6 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu có quyền mua 6 cổ phiếu mới).

Giá bán sẽ là 10.000 đồng/cp, bằng 67,5% so với thị giá trên sàn của cổ phiếu NVL. Đáng chú ý, kể từ đầu tháng 4 cổ phiếu đã giảm gần 20%. Sau phát hành, vốn điều lệ của Novaland dự kiến tăng 19.501 tỷ đồng lên mức hơn 31.200 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 2/2024 đến quý 4/2024.

Với số tiền thu được dự kiến sau thương vụ là 11.700 tỷ đồng, Novaland dự kiến sẽ dùng 10.566 tỷ đồng để góp vốn vào các công ty con. Ngoài ra, công ty cũng sẽ sử dụng hơn 855 tỷ để trả nợ, 140,3 tỷ thanh toán tiền lương và 138,8 tỷ đồng đển vận hành công ty. 

Cổ đông lo lắng việc phát hành thêm 1,2 tỷ cổ phiếu có thể ảnh hướng đến thị giá NVL trên sàn, lãnh đạo Novaland nói gì?- Ảnh 2.

Tại đại hội cổ đông vừa diễn ra ngày 25/4 vừa qua, cổ đông của Novaland đã đặt thắc mắc rằng việc tăng vốn với số lượng cổ phiếu lớn như vậy có thể pha loãng và làm cổ phiếu NVL tiếp tục sụt giảm. Giải đáp vấn đề này, ông Dương Văn Bắc - Giám đốc tài chính công ty cho biết so với thời điểm trước khi khủng hoảng xảy ra, cổ phiếu NVL hiện nay đã giảm 80% - 90%. Đây cũng là một mức giảm lớn trên thị trường và cũng phản ánh được sự khó khăn mà công ty đã gặp phải trong quãng thời gian qua.

Bên cạnh đó, việc nhóm cổ đông của ông Bùi Thành Nhơn đã phải liên tục bán cổ phiếu NVL để giúp công ty trả nợ cũng đã gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

 "Đến thời điểm hiện tại, tình hình chung của công ty đã có những biến chuyển tích cực hơn so với giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023 như ban lãnh đão công ty đã chia sẻ trước đó. Trong lộ trình tái cấu trúc, việc huy động nguồn vốn mới là cơ sở để tập đoàn có nguồn lực tài chính bổ sung, vững vàng bước qua giai đoạn khủng hoảng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi các hoạt động kinh doanh" , ông Dương Văn Bắc cho biết.

Theo chia sẻ của ông Dương Văn Bắc, có các đối tác lớn cũng muốn tham gia đầu tư vào công Novaland dưới hình thức phát hành riêng lẻ do tin tưởng vào nền tảng hiện có. Cùng với đó nhà đầu tư này cũng tin tưởng khả năng hồi phục và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của Tập đoàn.

Thậm chí, ngay cả cấu trúc của gói Trái phiếu chuyển đối quốc tế vừa rồi thì nhà đầu tư cũng chấp thuận mức giá chuyển đổi là 40.000 đồng/cổ phiếu, gần gấp 3 lần so với giá hiện tại. Tuy nhiên, trước mắt ông Dương cho biết các lãnh đạo của Novaland sẽ ưu tiên quyền mua cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá trị thị trường

"Đây cũng là hình thức để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, những người đã đồng hành và gắn bó với Ccng ty trong suốt giai đoạn vừa qua. Trường hợp phân phối còn dư thì chúng tôi mới xem xét để cổ đông mới tham gia" , CFO của Novaland khẳng định.

Ông Dương Văn Bắc tin rằng việc phát hành thành công sẽ là cơ sở vững chắc giúp Novaland nhanh chóng trở lại quỹ đạo tăng trưởng, gia tăng giá trị công ty nói chung và qua đó gia tăng giá trị các khoản đầu tư của cổ đông vào Công ty. Vị lãnh đạo này cho rằng đây là cách tri ân ý nghĩa nhất với các cộng đồng và cũng chính là những người chủ của công ty.

Ngoài huy động vốn từ phát hành riêng lẻ, Novaland cũng có kế hoạch huy động 16.000 tỷ đồng từ các định chế tài chính để phát triển dự án và hoạt động kinh doanh trong năm nay.