Chuyện 'mua xe giữ giá hay giữ mạng' và 2 lần thoát chết khó tin trên cao tốc của chủ xe VinFast VF 5

Admin

Dính 2 vụ tông xe liên tiếp trên cao tốc, những hành khách trên xe VinFast VF 5 may mắn đều an toàn.

Ra mắt từ tháng 4/2023, VinFast VF 5 nhanh chóng nhận được nhiều sự đón nhận của người dùng bởi có mức giá tốt nhất trong hãng, phù hợp với những ai mới sử dụng xe điện lần đầu. Tuy nhiên, với anh Ngô Minh Đức, mẫu xe này lại mang đến một ấn tượng đặc biệt về sự an toàn.

Anh Ngô Minh Đức, chủ sở hữu một chiếc VinFast VF 5, đã phải trải qua một tai nạn đáng nhớ khi di chuyển trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây vào hồi tháng 2 vừa qua.

Cụ thể, chiếc VF 5 đang di chuyển trên đường thì bị một chiếc xe bồn đi từ phía sau đâm ngang hông khiến xe xoay ngang, hư hỏng toàn bộ khu vực bên lái. Không lâu sau đó, do không thể di chuyển nên chiếc VF 5 phải dừng ở làn ngoài cùng của làn đường và bị một chiếc xe tải 2,5T khác di chuyển tới và tông trực diện vào đuôi, hậu quả là phần đuôi biến dạng đồng thời chiếc xe tải bị lật ngang trên đường.

2 vụ tai nạn diễn ra liên tiếp khiến chủ xe kinh hãi, nhưng điều bất ngờ là khoang cabin bên trong vẫn nguyên vẹn, không ảnh hưởng đến tính mạng mọi người trên xe.

Chuyện 'mua xe giữ giá hay giữ mạng' và 2 lần thoát chết khó tin trên cao tốc của chủ xe VinFast VF 5- Ảnh 1.

Câu chuyện tai nạn của anh Đức khi được đăng tải đã khiến không ít người phải bất ngờ về độ chắc chắn và khả năng an toàn của chiếc xe điện cỡ A. Như trong vụ 1, tốc độ di chuyển của chiếc VF 5 là khoảng trên 90 km/giờ, một vận tốc khá cao. Thông thường khi xe bị xoay ngang sẽ rất dễ bị lật. Chiếc VF 5 chỉ bị kéo rê khoảng 200 m, sau đó dừng lại an toàn.

Không chỉ vậy, chi phí sửa chữa cho chiếc xe cũng được rất nhiều người quan tâm. Theo anh Đức, tổng chi phí sửa chữa được hãng báo giá chỉ rơi vào tầm 130 triệu đồng, chủ yếu nằm ở các chi tiết ngoại hình. Vốn là một người lái xe lâu năm và trải qua nhiều hãng xe Hàn, Nhật, anh tính toán chi phí sửa chữa và thay thế từng bộ phận tương tự như vậy của các mẫu xe xăng cũng phải tốn ít nhất 200 triệu đồng.

“Mình từng sở hữu một chiếc Hyundai i20 dạng nhập khẩu và đã không may gặp sự cố. Nếu nhập phụ tùng về thay thế sẽ phải chờ hơn 2 tháng nhưng nếu sửa chữa chỉ mất 2-3 tuần lưu kho, và đương nhiên chi phí không hề rẻ. Cuối cùng mình lựa chọn phương pháp sửa chữa bằng cách gò hàn cánh cửa sau với giá hơn 6 triệu, trong khi đó, VinFast VF 5 chỉ tốn hơn 4 triệu”, anh Đức cho biết.

Chuyện 'mua xe giữ giá hay giữ mạng' và 2 lần thoát chết khó tin trên cao tốc của chủ xe VinFast VF 5- Ảnh 2.

Anh còn đưa thêm một số thông tin như chắn bùn của hốc bánh chiếc VF 5 có giá là 150 nghìn đồng, trong khi những mẫu xe khác có giá không dưới 600 nghìn đồng. Còn thiết bị radar cảnh báo phương tiện thông thường mất ít nhất từ 5 triệu đồng trở lên thì VF 5 chỉ tốn hơn 1,7 triệu đồng. Theo anh Đức, vì không phải thông qua nhà phân phối thứ 3 mà lấy trực tiếp phụ tùng từ nhà máy nên việc chi phí thay thế và sửa chữa đã được giảm bớt đi rất nhiều và có mức giá vô cùng hợp lý.

Bên cạnh đó, các chi tiết bị va chạm đều được thay thế mới hoàn toàn. Anh Đức cho rằng một khi xe đã gặp tai nạn và buộc phải sửa chữa đa phần sẽ không còn giữ được độ ổn định như lúc mới mua. Đây chính là yếu tố khiến anh tin tưởng hơn vào chất lượng của các mẫu xe điện nhà VinFast.

Chia sẻ thêm với phóng viên, thời điểm mua xe, nhiều người thân bạn bè, đặc biệt là ba của anh còn chưa cảm thấy quen thuộc với ô tô điện.... Tuy nhiên, là một trong những người ngồi trên xe sau 2 lần tai nạn, ông đã hoàn toàn hài lòng và nhận ra lựa chọn này là đúng đắn. Sắp tới, ông cũng mong muốn được trải nghiệm thêm nhiều mẫu xe khác của VinFast, như VF 3.

Chuyện 'mua xe giữ giá hay giữ mạng' và 2 lần thoát chết khó tin trên cao tốc của chủ xe VinFast VF 5- Ảnh 3.

Cũng nhờ trải nghiệm đáng nhớ này, anh đặt ra câu hỏi: Mua xe giữ giá hay giữ mạng?

Theo đó, khi so sánh với các mẫu xe cùng phân khúc hoặc cùng tầm giá như Kia Sonet hay Toyota Vios, anh Đức đánh giá VinFast VF 5 là lựa chọn đáng tin cậy.

Thứ nhất là phải đề cập đến vấn đề an toàn, điều này không phải bàn cãi khi VF 5 được trang bị hệ thống khung gầm chắc chắn, kèm theo 6 túi khí cùng 10 điểm kích hoạt. Trong khi đó, các mẫu xe Hàn, Nhật phổ thông chỉ có 2-4 túi khí và vị trí cảm biến không đa dạng như VinFast. Do vậy, trong nhiều vụ tai nạn, túi khí không bung và phần vỏ mỏng hơn có tỷ lệ biến dạng cao hơn.

Chi phí vận hành cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu của mẫu xe điện này. Anh Đức cho biết chi phí sạc của VF 5 mất tầm 450 đồng/km, tức rẻ chỉ bằng 1 nửa hoặc 1/3 so với xe xăng.

Và thứ ba chính là chi phí bảo dưỡng rẻ hơn xe xăng, chu kỳ bảo dưỡng dài, ít chi tiết phải thay thế, sửa chữa. Mức giá của các phụ tùng cũng hợp lý hơn rất nhiều và đảm bảo chất lượng.

Anh Đức cho hay, nhiều mẫu xe Nhật sử dụng hệ thống cơ, không có gì để hư nên bộ máy có thể dùng 20-30 năm, chi phí phụ tùng cao chứ không hề rẻ. Vì vậy, nhiều người thường hay có câu "mua xe Nhật giữ giá". Tuy nhiên, giá có thể giữ nhưng độ an toàn thì chưa chắc được đảm bảo hoàn toàn.

Chia sẻ về vấn đề sử dụng xe điện, anh Đức khẳng định đây chính là xu hướng hiện nay tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. So với xe xăng, xe điện hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu đốt trong. Do đó, không sản sinh các loại khói bụi độc hại gây ô nhiễm không khí, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp môi trường thêm xanh-sạch-đẹp hơn.

Đồng thời, ô tô điện cũng là giải pháp kinh tế giúp tối ưu chi phí mua sắm và chi phí sử dụng nhờ chương trình miễn lệ phí trước bạ, dịch vụ thuê pin và giá điện rẻ hơn giá xăng dầu.