Bình Định triển khai các giải pháp chống mất rừng theo quy định của liên minh châu Âu

Admin

Tỉnh Bình Định vừa ban hành giải pháp thích ứng với Quy định chống mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) nhằm tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu và tham gia thương mại quốc tế vào thị trường châu Âu đối với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của tỉnh này.

Ngày 28/8, thông tin từ UBND tỉnh Bình Định cho hay, ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định vừa ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai các giải pháp thích ứng với Quy định không gây mất rừng của Liên minh châu Âu (viết tắt là EUDR) trên địa bàn tỉnh này.

Từ đầu năm 2025, doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ phải đáp ứng được các điều kiện theo Quy định chống mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR). Ảnh: Thu Dịu

Từ đầu năm 2025, doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ phải đáp ứng được các điều kiện theo Quy định chống mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR). Ảnh: Thu Dịu

Theo đó, kế hoạch này nhằm mục đích tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ và tham gia thương mại quốc tế vào thị trường châu Âu đối với ngành chế biến và

Các doanh nghiệp ở Bình Định triển khai trồng rừng gỗ lớn theo quy định. Ảnh:DT

Cùng với đó, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã thành phố có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kịp thời, hiệu quả; phổ biến quy định EUDR, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đến các đơn vị trực thuộc sở, các chủ rừng và đơn vị có liên quan khác để triển khai thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thành lập nhóm công tác công tư cấp tỉnh.

Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kết hợp huy động các nguồn lực từ các nhà tài trợ, viện trợ, sử dụng các dự án vốn ODA từ các tổ chức quốc tế (trong đó có Phái đoàn Liên minh câu Âu tại Việt Nam, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững, Tổ chức 4C,…) để xây dựng và công nhận cơ sở dữ liệu cấp tỉnh, cấp huyện về khu vực rừng, khu vực đất lâm nghiệp và vùng trồng tạo sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng bởi quy định EUDR.

Dựa trên cơ sở dữ liệu về rừng và các vùng trồng rừng tạo hàng hóa gỗ và sản phẩm gỗ có ảnh hưởng bởi quy định EUDR, Sở NN&PTNT phối hợp với chính quyền địa phương các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xác định các vùng có nguy cơ phá rừng cao, trung bình và thấp; đồng thời, đề xuất giải pháp phù hợp trong công tác quản lý, bảo vệ và khôi phục rừng.

Rừng gỗ lớn của một doanh nghiệp trồng rừng ở Bình Định. Ảnh:DT

Rừng gỗ lớn của một doanh nghiệp trồng rừng ở Bình Định. Ảnh:DT

Giao Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường kiểm tra và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh tiêu thụ hàng hóa gỗ và sản phẩm gỗ ảnh hưởng bởi quy định EUDR, theo hướng: Duy trì và tiếp tục phát triển chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa bền vững không gây phương hại đến rừng; sản phẩm hàng hóa phải tuân thủ các yêu cầu liên quan khác về môi trường, lao động, bảo vệ, bảo tồn hiện trạng tài nguyên khu vực sản xuất hàng hóa theo các tiêu chí của hệ thống chứng nhận/kiểm tra; tiếp tục triển khai các chính sách, quy định hiện hành, các chỉ đạo của UBND tỉnh và các cấp bộ ngành liên quan; kết hợp lồng ghép thực hiện các chương trình dự án của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ chuyển đổi, cải thiện sinh kế cho người dân sinh sống gần rừng và xen kẽ trong rừng; thiết lập hệ thống truy xuất, hỗ trợ sinh kế, sản xuất bền vững để đáp ứng quy định EUDR.

Riêng với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định, UBND tỉnh giao Hiệp hội trên cơ sở quy chế hoạt động của Hiệp hội được cấp thẩm quyền công nhận, tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ, tiếp cận, hỗ trợ và thay mặt các doanh nghiệp, công ty để làm đầu mối phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, hiện toàn tỉnh có 167.600 ha rừng trồng, trong đó mới có gần 77.600 ha được nhà nước cho thuê đất trồng rừng, diện tích còn lại chưa đảm bảo tính pháp lý, nghĩa là chưa có dữ liệu về tọa độ vị trí cụ thể...