3 thay đổi giúp tôi chấm dứt việc tiêu tiền điên cuồng, trở thành người “nghiện tiết kiệm” chính hiệu

Admin

Khoái cảm đến từ việc điên cuồng chi tiêu hóa ra chỉ là một cú lừa.

Ở tuổi 39, tôi bắt đầu suy ngẫm sâu sắc về lối sống cũng thái độ của mình đối với tiền bạc. Tôi từng có thời gian đắm chìm trong niềm vui tiêu tiền như nước. Sau này, tôi mới phát hiện ra rằng kiểu tiêu tiền quá mức này không thể mang lại cảm giác thỏa mãn hay niềm vui dài hạn.

Tôi nhận ra hạnh phúc đích thực không đến từ việc chi tiêu điên cuồng hay hành vi tích lũy của cải vật chất, mà đến từ cảm giác bình yên, biết hài lòng với cuộc sống. Vì vậy, tôi quyết định thay đổi những thói quen, suy nghĩ độc hại của bản thân để hướng tới một lối sống lành mạnh, bền vững hơn.

1 -  Tiêu dùng có nhận thức

Đầu tiên, tôi học cách tiêu dùng hợp lý. Thay vì mù quáng chạy theo xu hướng mua sắm, tôi chú ý hơn đến tính thực tế và chất lượng của những món đồ trong giỏ hàng.

3 thay đổi giúp tôi chấm dứt việc tiêu tiền điên cuồng, trở thành người “nghiện tiết kiệm” chính hiệu- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trước mỗi lần chốt đơn thanh toán, tôi đều tự hỏi mình có thực sự cần món hàng đó hay không. Cách tư duy này giúp tôi kiểm soát chi tiêu của bản thân tốt hơn và tránh việc mua sắm lãng phí, không cần thiết.

2 - Tập trung vào mục tiêu tiết kiệm và đầu tư

Càng có tuổi, cuộc sống càng có nhiều biến cố bất ngờ, không thể lường trước. Những lúc như vậy, nếu trong tay chẳng có đồng nào, thực tình rất là không thể yên tâm mà hít thở.

Tôi đã từng trong hoàn cảnh ấy, và đó chính là lúc tôi hiểu ra việc mục đích của việc tiết kiệm. Tiết kiệm không phải là để trở nên giàu có hay để khoe khoang, tiết kiệm chỉ đơn giản là để chúng ta có thể an tâm sống và tự tin đối mặt với sóng gió cuộc đời.

Nhờ nhận thức ấy, tôi cũng bắt đầu có động lực để tự học kiến thức về đầu tư và quản lý tài chính, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi làm đòn bẩy, đa dạng hóa nguồn tiền chảy vào tài khoản hàng tháng. Việc này giúp tôi có thêm thu nhập, tăng tỷ lệ tiết kiệm và giảm bớt cảm giác bất an khi nghĩ về tương lai của chính mình.

3 thay đổi giúp tôi chấm dứt việc tiêu tiền điên cuồng, trở thành người “nghiện tiết kiệm” chính hiệu- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong suốt quá này, tôi còn phát hiện ra rằng sống thanh đạm không đồng nghĩa với sự đơn điệu và buồn chán.

Thói quen tiết kiệm và đầu tư ở mức độ vừa phải giúp tôi tập trung hơn vào những vấn đề thực sự thiết thực, quan trọng trong cuộc sống. Thay vì chi tiền triệu để mua một chiếc túi hiệu hay tham gia vào một bữa tiệc sang chảnh, tôi sẽ dùng số tiền đó để đầu tư. Đó chính là cách mà thói quen tiết kiệm và tư duy đầu tư đã giúp cuộc sống của tôi trở nên đơn giản nhưng không hề nhàm chán hay tầm thường.

3 - Làm quen với việc “chỉ có một mình”

Ngoài những khoản chi lớn ngoài sức tưởng tượng dành cho việc mua sắm, tôi nhận ra trước đây, mình còn tốn không biết bao nhiêu tiền cho những cuộc vui vô thưởng vô phạt. Tôi từng là kiểu người không thể chịu nổi cảm giác một mình. Thế nên hầu hết các tối trong tuần hay những ngày cuối tuần, tôi đều xuất hiện trong một buổi tiệc tùng, gặp gỡ nào đó - với đám bạn thân hoặc những nhóm người mới quen biết.

Việc này nghe qua thì tưởng rất đơn giản, nhưng thực chất lại vô cùng tốn kém vì chi phí trang điểm, làm tóc, mua quần áo, giày dép. Chỉ đến khi cảm thấy bao nhiêu cuộc vui chơi, gặp gỡ cũng không thể giúp bản thân xua đi nỗi cô đơn, tôi mới bắt đầu học cách một mình. Bằng cách học nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách và ngồi xem phim ở nhà, tôi không chỉ hiểu mình hơn; mà còn tiết kiệm được rất nhiều tiền.

3 thay đổi giúp tôi chấm dứt việc tiêu tiền điên cuồng, trở thành người “nghiện tiết kiệm” chính hiệu- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Chấm dứt thói quen tiêu tiền điên cuồng, giờ đây, tôi không chỉ có tiền tiết kiệm, quỹ phòng thân mà còn có thể tận hưởng niềm vui đơn giản nhưng lại vô cùng bền vững đến từ những thói quen nhỏ thường ngày, là 30 phút tản bộ trong công viên, là bữa tối tự mình chuẩn bị, là bộ phim đang xem dở trên Netflix.

Nhìn chung, giai đoạn chi tiêu điên cuồng trong quá khứ khiến tôi nhận ra rằng niềm vui hay sự thoải mái đến từ việc tiêu tiền là thứ không bền vững. Chỉ bằng cách chi tiêu khôn ngoan, tiết kiệm - đầu tư và sống một cuộc sống đơn giản, hạnh phúc bền vững mới xuất hiện.