Trục hướng tâm từ Đại lộ Thăng Long - Văn Cao là tuyến đường lớn. Không gian đô thị đẹp và tương đối hiện đại. Qua nhiều năm xây dựng, lưu lượng phương tiện giao thông rất cao. Tuy nhiên tuyến đường lại dừng ở bờ hồ tây và phải kết nối với các tuyến đường nhỏ hẹp ven hồ.
Phần lớn các phương tiện muốn qua bên kia hồ Tây, khu vực bán đảo Quảng An, thì buộc phải đi vòng theo ven hồ, hoặc đi tuyến đường bao vòng ngoài như: Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám hoặc là Lạc Long Quân. Các cung đường này đều xa và mất nhiều thời gian di chuyển.
Vào năm 2008, đã có một đơn vị tư xây dựng nước ngoài là Posco E&C đề xuất với Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội dự án cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng, nối liền với một hầm đường bộ qua Hồ Tây. Mục tiêu là chia sẻ lưu lượng giao thông với những cây cầu khác trên địa bàn và tạo lập một hướng giao thông mới sang Đông Anh (Hà Nội).
Theo đề xuất, dự án được chia làm 2 phần chính. Phần 1 sẽ xây dựng cầu Tứ Liên và hầm đường bộ qua hồ Tây. Cầu Tứ Liên (Phần 1 - giai đoạn 1) theo mô tả là cầu dây văng, một đầu là khu vực đường Nghi Tàm (quận Tây Hồ) và đầu kia tại Quốc lộ 3 (huyện Đông Anh) với chiều dài 6,8 km, tổng chi phí xây dựng và đền bù xấp xỉ 395 triệu USD, cộng cả tăng do lạm phát, lãi suất, chi phí khác sẽ “đội” lên thành 594 triệu USD.
Nối liền với cầu Tứ Liên sẽ là hầm đường bộ qua lòng
Hầm đường bộ qua hồ Tây sẽ có tổng mức đầu tư khoảng trên 530 triệu USD, với hơn 440 triệu USD cho việc xây dựng và 90 triệu USD để đền bù. Việc xây dựng “chui” qua hồ nên khối lượng hộ dân phải di dời khi xây dựng hầm này sẽ không lớn như nhiều dự án đường bộ trên mặt đất. Trong ảnh là phối cảnh của hầm.
Song song với việc xây dựng cầu Tứ Liên và hầm đường bộ, nhà đầu tư dự án còn triển khai phần 2 là phát triển gần 22 km2 đất phía đông huyện Đông Anh thành một đô thị đa chức năng.
Tuy nhiên, sau nhiều tranh cãi như: Vốn đầu tư quá lớn, bao giờ mới thu hồi được; Hiệu quả kinh tế có thực sự cao; Liệu có ảnh hưởng đến vùng văn hóa hồ Tây, nơi có nhiều di lịch sử, văn hóa quan trọng… Thế nên sau nhiều năm việc xây hầm đường bộ qua hồ Tây vẫn chỉ dừng lại ở mức ý tưởng.
Thay vào đó, Hà Nội đã quyết định đầu tư mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Dự án mở rộng đường u Cơ - Nghi Tàm, đoạn nút giao từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Nhật Tân dài 3,7 km. Tổng mức đầu tư 815 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.
Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm ban đầu dự kiến hoàn thành năm 2020. Nhưng đến nay chỉ mới đạt được 80% khối lượng và chỉ có đoạn sát cầu Nhật Tân đã cơ bản hoàn thành.
Công trình này chỉ được làm trong 7 tháng mùa khô và không được làm trong giai đoạn từ 15/6 đến 31/10 hàng năm. Bên cạnh đó, mỗi lần thi công lại phải tổ chức phân luồng giao thông cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, nhiều quy định về đê điều bị thay đổi, phải chỉnh sửa lại một số thiết kế nên dự án chậm tiến độ.
Hiện trên toàn tuyến có hàng trăm công nhân cùng máy móc được huy động để đẩy nhanh tiến độ thi công. Hai bên đường quây tôn kín. Mặt đường khá hẹp và thường xuyên xảy ra ùn tắc. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành và thông xe vào cuối tháng 6/2024.