Một buổi sáng ngày cuối năm giá rét, vợ chồng anh Lê Đình Dũng (35 tuổi) và chị Hồ Ngọc Hoa (34 tuổi), quê Ninh Bình, bế con trai 4 tuổi xuất hiện tại một trung tâm phân tích ADN ở Hà Nội. Đặt con xuống ghế, Dũng nói với cán bộ xét nghiệm “muốn dùng phương pháp hiện đại để xác định huyết thống hai bố con”.
Viết xong tờ đơn đề nghị, lấy xong mẫu máu, Dũng tiếp tục nhấn mạnh đề nghị "trung tâm làm thật chính xác giúp”. Kết quả xét nghiệm được trung tâm hẹn gửi chuyển phát nhanh, sau một ngày sẽ nhận được nhưng Dũng vội xua tay nói sẽ đích thân đến lấy.
Lúc đó các nhân viên trong trung tâm ADN đều nghĩ có lẽ người đàn ông này nghi ngờ con không giống mình, nghi vợ ngoại tình nên đang nóng lòng tìm sự thật.
Phiếu kết quả
Đi xét nghiệm ADN, người đàn ông phát hiện vở kịch của chồng người tình cũ
Chuyên gia cũng chia sẻ thêm, quan niệm “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người Việt. Không ít người hay dựa theo vẻ ngoài này để đánh giá đứa trẻ sinh ra có giống với bố mẹ hay không và thường trẻ giống bố mới êm cửa ấm nhà.
Tuy nhiên thực tế không ít trẻ sinh ra không có nét giống bố mẹ. “Khoảng 20% ca xác định huyết thống cha con mà tôi đã thực hiện trong các năm qua xuất phát từ lý do con không giống bố”, bà Nga cho hay.
Mỗi người mang một bộ ADN duy nhất, kết hợp 50% gene từ mẹ và 50% gene từ bố. Vì thế thông thường trẻ sẽ mang trong mình những nét của cả bố và mẹ, xét cả về ngoại hình lẫn tính cách.
Tuy nhiên những đặc tính này còn phụ thuộc vào điều kiện sinh tồn, nên sẽ có những trẻ không giống cha mẹ, họ hàng. Thậm chí, hai đứa trẻ có cấu trúc di truyền giống hệt nhau (sinh đôi cùng trứng) lớn lên trong những hoàn cảnh sống khác nhau thì có thể rất khác nhau về cả ngoại hình và tính cách.
Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/chau-trai-di-xet-nghiem-adn-bi-mat-dong-troi-cua-ba-noi-bi-phat-hien-a80825.html