Niềm tự hào của Nhật Bản ‘ngậm trái đắng’ tại thị trường khốc liệt nhất thế giới, các ông lớn như Mitsubishi cũng phải rút lui, vì đâu nên nỗi?

Hãng xe Nhật Bản Mitsubishi đã dừng hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, liệu có tạo ra một làn sóng trong tương lai khi cạnh tranh tại thị trường tỷ dân quá “khốc liệt”?

Niềm tự hào của Nhật Bản ‘ngậm trái đắng’ tại thị trường khốc liệt nhất thế giới, các ông lớn như Mitsubishi cũng phải rút lui, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.

Thương hiệu Nhật Bản “lép vế” trước thị trường ô tô Trung Quốc

Theo Nikkei Asia, sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành xe điện tại Trung Quốc đang gây ra sự rung chuyển cho toàn thị trường. Nhiều ưu đãi và hỗ trợ của Chính phủ đã thúc đẩy nước này trở thành một cường quốc ô tô trên thế giới.

Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại thị trường tỷ dân, cuộc chiến về giá đã bị đẩy lên ngày một cao hơn, nhiều thương hiệu không thể đáp ứng đã phải rút lui. Điển hình như hãng xe nổi tiếng Mitsubishi Motors của Nhật Bản vừa đưa ra quyết định sẽ dừng hoạt động sản xuất ô tô ở Trung Quốc. Được biết, hoạt động của thương hiệu này đã gặp nhiều khó khăn với doanh số luôn ở mức thấp.

Một giám đốc điều hành cấp cao của Mitsubishi cho biết: "Không có gì đảm bảo rằng chúng tôi có thể kiếm được lợi nhuận ở một thị trường cạnh tranh như Trung Quốc".

Công ty đã cân nhắc rủi ro khi rời bỏ thị trường béo bở này nhưng họ xác định rằng việc xây dựng lại tên tuổi và chỗ đứng tại quốc gia tỷ dân sẽ quá khó khăn. Vì vậy công ty có kế hoạch tập trung vào xe hybrid và xe điện ở Đông Nam Á và các nơi khác.

Seiji Sugiura, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, cho biết: "Mitsubishi đã chủ động rút lui khỏi một thị trường cạnh tranh cao. Đồng thời, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang gặp khó khăn về nhiều mặt, chúng ta có thể thấy một số nhà sản xuất ô tô tầm trung khác dự kiến sẽ theo chân Mitsubishi".

Chiến lược cạnh tranh về giá có phải cách hay?

Niềm tự hào của Nhật Bản ‘ngậm trái đắng’ tại thị trường khốc liệt nhất thế giới, các ông lớn như Mitsubishi cũng phải rút lui, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 2.

Trong 8 tháng đầu năm, doanh số bán ô tô mới ở Trung Quốc tăng 1,5% so với cùng kỳ - mức tăng nhẹ so với một năm trước đó. Tại thị trường Trung Quốc, các thương hiệu đã và đang áp dụng chiến lược giá rẻ để thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, về lâu dài nó có khả năng không có lợi cho lợi nhuận doanh nghiệp.

Chen Shihua, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, cho biết: “Lợi nhuận của ngành ô tô năm nay sẽ giảm xuống mức 4%, dưới mức bình thường từ 6% đến 7%. Nhiều nhà sản xuất ô tô không thể đầu tư đủ vốn vào nghiên cứu và phát triển”.

“16 công ty đại diện cho khoảng 90% thị trường Trung Quốc đã đồng ý hạn chế giảm giá vào tháng 7, nhưng thỏa thuận đã bị rút lại và cuộc chiến giá cả không có dấu hiệu dừng lại”, Chen nói thêm.

Sự cạnh tranh khốc liệt cùng với sự phổ biến của các phương tiện sử dụng năng lượng mới - trong đó xe điện hiện chiếm 30% doanh số bán ô tô mới - đã làm thay đổi cán cân quyền lực của ngành.

Thị phần của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tại thị trường Trung Quốc đã giảm mạnh từ khoảng 20% ​​vào năm 2020.

Trong cuộc chiến này, các hãng xe Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh cải thiện chất lượng, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến khiến chúng có nhiều khoảng cách vượt trội so với các thương hiệu nước ngoài.

Vì vậy, trong môi trường “khốc liệt”, các nhà sản xuất ô tô hạng trung đang thu hẹp quy mô hoặc giảm tái cơ cấu các hoạt động tại Trung Quốc, ví dụ Mazda Motor.

Sau khi rút khỏi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, Mitsubishi Motors có kế hoạch để đối tác liên doanh GAC Group sử dụng nhà máy của mình làm cơ sở sản xuất xe điện. Ngoài ra, Hyundai Motor của Hàn Quốc cũng đã quyết định bán nhà máy tại Trùng Khánh.

Mặt khác, một số thương hiệu vẫn quyết định ở lại và chinh phục thị trường tỷ dân “béo bở”. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Nissan Motor Makoto Uchida cho biết: "Làm mọi thứ từ đầu ở Nhật Bản sẽ rất khó khăn". Nhà sản xuất ô tô này đã thiết lập một chiến lược xe điện mới, sử dụng các chi nhánh của Dongfeng Nissan, một liên doanh với Tập đoàn ô tô Dongfeng thuộc sở hữu nhà nước.

Ô tô điện Nhật Bản liệu có “đánh bại” các đối thủ Trung Quốc?

Không giống như ô tô chạy bằng xăng, lĩnh vực mà các công ty Nhật Bản từ lâu đã nắm giữ lợi thế về chuỗi cung ứng, giờ đây các công ty Trung Quốc kiểm soát chuỗi cung ứng các bộ phận quan trọng của xe điện, bao gồm cả pin.

Giám đốc điều hành của một hãng ô tô lớn của Nhật Bản cho biết: “Ngay cả khi chúng tôi đầu tư vào xe điện, thật khó để tìm ra con đường đánh bại các đối thủ Trung Quốc”.

Trung Quốc hiện vẫn là thị trường thiết yếu để nghiên cứu công nghệ mới nhất, bằng chứng là taxi tự lái có khắp đất nước. “Việc rút khỏi thị trường Trung Quốc là điều không thể tưởng tượng được”, một giám đốc điều hành của hãng sản xuất ô tô lớn ở châu Âu cho biết.

Tham khảo Nikkei Asia

Xem thêm:

Tin liên quan

Toyota làm 600.000 xe điện/năm, sở hữu công nghệ được ví là "nụ hôn tử thần" cho xe xăng

Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/niem-tu-hao-cua-nhat-ban-ngam-trai-dang-tai-thi-truong-khoc-liet-nhat-the-gioi-cac-ong-lon-nhu-mitsubishi-cung-phai-rut-lui-vi-dau-nen-noi-a69389.html