Lười chùi rửa phân chim rơi vào ngoại thất xe có thể gây hại đáng kể tới tuổi đời và chất lượng lớp sơn ngoài - Ảnh: The Drive
Dù sống ở khu vực nào trên thế giới, mỗi chủ xe không ít thì nhiều đã từng đối mặt tình cảnh phải đối đầu với... những vết phân chim trên chiếc ôtô của mình. Dù vậy, không nhiều người biết rằng nếu chậm trễ trong việc lau chùi chúng, hậu quả để lại cho lớp sơn xe sẽ rất khó chịu.
Không giống động vật có vú, các loài chim chỉ có một đường đào thải duy nhất bao gồm cả chất rắn và chất lỏng, vậy nên "phân chim" ta thường thấy trên thực tế bao gồm cả nước tiểu của loài chim.
Hậu quả đầu tiên của vấn đề này là chúng khá khó để chùi rửa, đặc biệt là khi đã bám lâu ngày.
Ford từng nghiên cứu chi tiết ảnh hưởng của phân chim tới sơn xe để phát triển lớp sơn phủ mới chống lại món "vũ khí" này hiệu quả hơn - Ảnh: Ford
Một vấn đề nữa ở đây là acid uric trong nước tiểu chim có độ đậm đặc và pH cao hơn con người rất nhiều (của người khoảng 6 - 7,5, của chim khoảng 3 - 4,5), khiến lớp sơn bị hư hại nhanh hơn đáng kể.
Đặc biệt, nếu để xe dưới trời nắng với nhiệt độ ngoài trời cao, quá trình phân hủy sơn do phân chim còn diễn ra nhanh hơn nữa. Một khi chúng đã ăn vào lớp sơn trong cùng, người dùng không thể đánh bóng lại lớp sơn ngoài mà buộc phải sơn phủ lại hoàn toàn.
Để cọ rửa kỹ phân chim, người dùng cần dùng khăn vi sợi, nước và xà phòng rửa xe chuyên dụng chùi rửa nhẹ nhàng, tuyệt đối không nên cọ rửa mạnh tay để tránh acid uric làm hư hại thêm lớp sơn xung quanh.
Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/tac-hai-it-ai-biet-cua-phan-chim-voi-son-xe-va-cach-khac-phuc-a5576.html