Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra khẳng định trên. Chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30 - 40% cấu thành nên giá thành vận tải. Do đó giá xăng dầu tăng, giá cước vận tải lập tức tăng theo. Tuy nhiên khi giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải không giảm là bất hợp lý.
Bộ Giao thông Vận tải cho rằng đối với vận tải đường bộ sẽ phải thực hiện kê khai giá với Sở Giao thông Vận tải, điều chỉnh đồng hồ tính tiền, niêm yết giá nên có độ trễ nhất định nhưng không thể quá lâu. Việc thực hiện các thủ tục đòi hỏi phải có thời gian, nhưng doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh kịp thời để đáp ứng nhu cầu.
Biện pháp mạnh trong thời gian hiện nay và sắp tới là phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Theo Bộ Giao thông Vận tải, khi thanh, kiểm tra phát hiện có vi phạm sẽ sử dụng những công cụ về Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá hoặc Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải, trong đó có quy định về trách nhiệm kê khai, niêm yết để xử lý nghiêm.
Với những đơn vị chỉ có tăng mà không có giảm, không phù hợp với tình hình nhiên liệu xăng dầu giảm sẽ áp dụng các quy định theo pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lý giá.
Đối với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải đường bộ, còn có hình phạt bổ sung như: có thể phải trả lại tiền cho hành khách nếu thu quá, thậm chí, các đơn vị chức năng sẽ thu hồi phù hiệu.
Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/xu-ly-nghiem-nhung-don-vi-van-tai-chi-co-tang-ma-khong-co-giam-a3173.html