Yếu tố nào ngăn giá dầu hạ sâu phiên gần nhất?

Ukraine chặn dầu mỏ thông qua hệ thống Druzhba sang nhiều khu vực tại Trung Âu bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã ngăn Moscow chi trả đúng hạn các loại phí cần thiết cho việc vận chuyển khí đốt này.

Yếu tố nào ngăn giá dầu hạ sâu phiên gần nhất? - Ảnh 1.

Ảnh: GettyImages

Giá dầu hạ nhẹ vào lúc chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba sau khi có một phiên trồi sụt bởi những nỗi lo liên quan đến khả năng kinh tế chững lại khiến nhiều người lo ngại về khả năng nhu cầu tiêu thụ sẽ suy giảm.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dầu từ Nga sang châu Âu thông qua hệ thống đường ống Druzhba qua Ukraine sụt giảm.

Giá dầu thô đã chịu nhiều áp lực trong những tuần gần đây khi mà nỗi sợ về khả năng suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng làm suy giảm nhu cầu dầu lớn dần.

Chốt phiên, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai đóng cửa ở mốc 96,31USD/thùng, giảm 34 cent tương đương 0,4%. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai hạ 26 cent tương đương 0,3% xuống 90,50USD/thùng. Trong phiên đã có lúc các loại giá dầu giảm hơn 1USD/thùng.

Ukraine đã chặn dầu mỏ thông qua hệ thống Druzhba sang nhiều khu vực tại Trung Âu bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã ngăn Moscow chi trả đúng hạn các loại phí cần thiết cho việc vận chuyển khí đốt này.

Hoạt động vận chuyển dầu thông qua đường ống Druzhba phía Nam đã chịu ảnh hưởng tiêu cực. Trong khi đó giá đảo chiều khi mà những thông tin mới công bố cho thấy rõ ràng về nguyên nhân và thời gian gây ra gián đoạn, nguồn cung này dự kiến sẽ được nối lại trong những ngày tới.

Giám đốc bộ phận kinh doanh năng lượng tương lai tại Mizuho, ông Bob Yawger, nhấn mạnh: "Xét đến sự thật rằng việc đóng cửa đường ống không phải do phía Nga mà do phía Ukraine, như vậy đó sẽ là tình huống sớm có thể được giải quyết".

Ngoài ra, giá dầu cũng chịu áp lực bởi các cuộc đối thoại liên quan đến nỗ lực cuối cùng của các nước châu Âu nhằm nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Vào ngày thứ Hai, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra bản thảo quan trọng của thỏa thuận hạt nhân Iran. Một quan chức châu Âu cho biết quyết định cuối cùng liên quan đến đề xuất này, vốn cần đến sự ủng hộ của Mỹ và Iran, dự kiến sẽ có được trong vài tuần tới.

Các cuộc đối thoại liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran đã kéo dài nhiều tháng mà chưa có thỏa thuận cuối cùng.

Theo kết quả của các công ty dữ liệu toàn cầu, xuất khẩu dầu thô của Iran hiện đang thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với thời kỳ năm 2018 khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó rút ra khỏi thỏa thuận này.

Giá dầu hiện giảm hơn 40USD từ mức đỉnh sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, giá dầu lên mức 139USD/thùng.

Số liệu về dự trữ dầu tồn kho của Mỹ cũng đang phát đi thông điệp cho thấy rằng nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ suy giảm mạnh, theo số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API). Dự trữ dầu thô tăng ước chừng khoảng 2,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 5/8/2022 trong khi các chuyên gia đã dự báo về con số suy giảm 400.000 thùng dầu.

Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/yeu-to-nao-ngan-gia-dau-ha-sau-phien-gan-nhat-a3149.html