'Siêu quận' chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại

Quận 1 (TP. HCM) có diện tích gần 8 km2 nằm ở trung tâm thành phố. Năm 2019, thu ngân sách nhà nước của quận này đạt hơn 19.000 tỷ đồng, bằng 9 tỉnh cộng lại.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 1.

Quận 1, TP.HCM được thành lập tháng 5/1976 trên cơ sở sáp nhập quận Nhất và quận Nhì. Đến nay, quận 1 có tổng diện tích 7,721 km2, chỉ tương đương diện tích một xã ở vùng nông thôn nhưng có dân số lên tới 142.625 người (2019). Mức dân số này tương đương một số đô thị loại 3 như Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Từ Sơn (Bắc Ninh), Lagi (Bình Thuận). Trong hơn 300 năm lịch sử của TP. HCM, quận 1 đã sớm xuất hiện với vai trò trung tâm và cũng là nơi diễn ra quá trình đô thị hóa sôi động bậc nhất vùng Nam bộ.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 2.

Quận 1 là một trong những đầu tàu kinh tế quan trọng của TP. HCM. Theo báo cáo công khai tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019, tổng thu ngân sách trên địa bàn TP. HCM là 409.900 tỷ đồng, chiếm 27% cả nước, riêng quận 1 có tổng thu ngân sách hơn 19.086 tỷ đồng. Nếu xếp hạng về thu ngân sách cùng 63 tỉnh, thành trên cả nước thì quận 1 đứng thứ 15, nhỉnh hơn tỉnh xếp phía dưới là Khánh Hòa (19.047 tỷ). Bên cạnh đó, thu ngân sách của quận 1 còn bằng 9 tỉnh xếp cuối bảng (Kon Tum, Quảng Trị, Đắk Nông, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn) cộng lại.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 3.

Cơ sở hạ tầng của quận 1 đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế. “Bộ mặt” của thành phố đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm. Gần đây nhất, các dự án, kế hoạch chỉnh trang, xây mới như cầu Thủ Thiêm 2, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, đường song hành Võ Văn Kiệt… được khẩn trương thực hiện. Nhiều dự án đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 4.

Dự án cầu Thủ Thiêm 2 (nối quận 1 và TP Thủ Đức, TP. HCM) được khởi công vào năm 2015 với tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động vào tháng 4/2022. Cây cầu giúp kết nối giao thông Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm TP. HCM, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm vượt sông Sài Gòn.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, dự án đường Song hành đại lộ Võ Văn Kiệt hoàn thành vào tháng 4/2022, đã giúp dòng xe giảm giao cắt tại giao lộ Võ Văn Kiệt - Ký Con, di chuyển thuận lợi hơn cũng như tạo sự thông thoáng cho khu vực. Cũng trên tuyến đường này, hầm Thủ Thiêm dài gần 1.500 m, vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, nối quận 1 với bán đảo Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), là hầm vượt sông đầu tiên của Việt Nam và là đường hầm thi công bằng công nghệ đúc, dìm dài nhất Đông Nam Á.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 6.

Mặt khác, sau gần 10 năm thi công, hạng mục nhà ga ngầm Ba Son (quận 1) đã đạt tiến độ 99%, nhà ga ngầm Bến Thành (quận 1) đã hoàn thiện 81% khối lượng và toàn tuyến metro số 1 hiện đạt 91,4% khối lượng, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành cuối năm 2023.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 7.

Bộ mặt của quận 1 cũng thay đổi khi dự án hồi sinh dòng kênh “chết” Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận 1, 3, Bình Thạnh) hoàn thành. Vào năm 2002, dự án cải tạo con kênh được chính quyền TP. HCM triển khai với tổng mức đầu tư gần 8.600 tỷ đồng. Hàng ngàn căn nhà ổ chuột được giải tỏa và hơn 7.000 hộ dân được tái định cư, hai tuyến đường Trường Sa - Hoàng Sa được mở rộng. Tất cả đã tạo nên khu vực nội đô đẹp bậc nhất TP. HCM.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 8.

Mảng xanh cũng rất được chú trọng trong việc quy hoạch, hoàn chỉnh khu vực trung tâm. Nhiều công viên ở quận 1 như công viên 30/4, công viên 23/9, công viên Tao Đàn… là những lá phổi xanh của TP. HCM.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 9.

Trong đó, công viên bến Bạch Đằng (quận 1) đã hoàn tất chỉnh trang, mở cửa cho người dân tham quan vào ngày 26/1/2022. Cảnh quan công viên ven bờ sông Sài Gòn thay đổi rõ rệt so với trước, với nhiều thảm cỏ, lối đi lát đá, cột cờ các nước ASEAN… Sau khi cải tạo công viên sẽ chia thành 3 khu chức năng: khu tưởng niệm lịch sử (khoảng 4.000 m2); khu xúc tiến du lịch (khoảng 5.150 m2); công viên cộng đồng (khoảng 2.750 m2).

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 10.

Ngoài các công trình giao thông, hàng loạt khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, dự án nhà ở cao cấp… lần lượt mọc lên, tô thêm sắc màu hiện đại cho trung tâm thành phố. Đặc biệt, với vị trí có 1-0-2: nằm ở trung tâm TP. HCM, dễ dàng kết nối với các địa bàn khác, bất động sản ở quận 1 luôn có sức hút lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 11.

Theo đó, vào năm 2021, nhiều dự án có giá bán hàng trăm triệu đồng/m2, các căn hộ trên “đất vàng” quận 1 xuất hiện vùng giá đỉnh 300-400 triệu đồng/m2, phá vỡ kỷ lục giá bán căn hộ cao nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 12.

Về du lịch - dịch vụ, quận 1 là điểm đến phổ biến nhất với du khách. Đây là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng cũng như­ công trình văn hóa tồn tại hàng trăm năm. Trong ảnh là Dinh Độc Lập, tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1), là Di tích Quốc gia đặc biệt, được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 13.

Các địa điểm du lịch chính của quận 1 như Nhà thờ Đức bà, đường sách Nguyễn Văn Bình, bảo tàng TP. HCM… có khoảng cách tương đối gần nhau. Đó là những điểm đến hoàn hảo để du khách có thời gian đi bộ và nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố mang tên Bác.

Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 14.
Siêu quận chỉ rộng bằng một xã nhưng thu ngân sách bằng 9 tỉnh cộng lại - Ảnh 15.

Là thành phố lớn và đông đúc nhất Việt Nam, nhịp sống náo nhiệt của TP.HCM diễn ra cả ngày lẫn đêm, được biết đến với tên gọi “thành phố không bao giờ ngủ”. Trong đó, phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố tây Bùi Viện là nơi khách du lịch quốc tế thường xuyên lui tới. Nơi đây mang đến trải nghiệm đa sắc về văn hóa, ẩm thực, trở thành tụ điểm náo nhiệt bậc nhất thành phố.

https://soha.vn/sieu-quan-chi-rong-bang-mot-xa-nhung-thu-ngan-sach-bang-9-tinh-cong-lai-20220730100303724.htm

Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/sieu-quan-chi-rong-bang-mot-xa-nhung-thu-ngan-sach-bang-9-tinh-cong-lai-a2311.html