Hầu như tất cả chúng ta đều coi xe điện là một cuộc cách mạng mới trong ngành công nghiệp ô tô của thế kỷ 21, nhưng chúng ta lại quên rằng đây thực sự không phải là một sự đổi mới hoàn toàn.
Với sự xuất hiện của động cơ điện, hầu hết máy móc đều được tự động hóa bởi những động cơ như vậy, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng lần ra mắt chính thức đầu tiên của một chiếc ô tô là vào năm 1886 bởi Carl Benz, nhưng điều này không có nghĩa là chưa có nhiều lần ra mắt hoặc nguyên mẫu không chính thức.
Sự suy giảm hệ sinh thái của chúng ta đã khiến chúng ta cần phải chăm sóc Trái Đất của mình, do đó, sử dụng ô tô điện được coi là nước đi thông minh. Tuy nhiên, sự "đổi mới" này đã xuất hiện từ nhiều năm trước, nhưng do không hiệu quả vào thời điểm đó vì những lý do như công nghệ sơ khai và khí đốt là một giải pháp mạnh mẽ hơn nên nó không được triển khai vào thị trường ô tô thời điểm đó.
Một vài chiếc taxi điện ở New York, 1906. Xe ô tô điện được sử dụng nhiều nhất vào những năm 1900 tại Mỹ, thời điểm này số lượng xe ô tô điện chiếm khoảng một phần ba số xe hơi trên toàn nước Mỹ. Ưu điểm của dòng xe này tại thời điểm đó là mang đến một chuyến đi êm ái và yên tĩnh hơn tuy nhiên hạn chế là thời gian sạc pin rất lâu, cũng như quãng đường có thể di chuyển được là rất ngắn.
Ô tô điện đầu tiên của nhân loại được phát minh bởi Anyos Istvan Jedlik, một nhà phát minh và kỹ sư người Hungary, người rất quan tâm đến sức mạnh của điện và nó có khả năng làm cho cuộc sống dễ dàng hơn.
Ông là một trong những người đầu tiên phát minh ra động cơ điện vào năm 1827, tuy nhiên, ông chưa bao giờ chỉ ra được cách sử dụng cụ thể cho nó. Jedlik chỉ đơn thuần muốn chế tạo một động cơ có thể tạo ra năng lượng, và nghĩ đến việc sử dụng điện để cung cấp năng lượng cho một cỗ xe.
Vì vậy, vào năm 1828, ông đã phát minh ra một phiên bản xe điện rất thô sơ chỉ có một thanh để lái. Phát minh này dù tuyệt vời nhưng chưa bao giờ gây được nhiều sự chú ý đối với công chúng vì động cơ không tạo ra một lượng điện năng đáng kể để ô tô đạt được tốc độ kỷ lục vào thời điểm đó. Hầu hết các con ngựa vẫn có thể chạy nhanh hơn phương tiện giao thông và bản thân ô tô cũng có nhiều sai sót và sự cố khi vận hành.
Tuy nhiên ý tưởng tạo ra một chiếc ô tô chạy bằng điện vẫn được nhiều nhà phát minh và kỹ sư lựa chọn trong suốt lịch sử. Năm 1884, Thomas Parker cũng có ý tưởng gần như tương tự như vậy. Ông nhận thấy nhu cầu lớn đối với phương tiện giao thông công cộng khi xã hội ngày càng phát triển và quyết định sử dụng một động cơ điện tinh tế và phức tạp hơn, có thể cung cấp năng lượng cho một chiếc hộp lớn chứa đầy ghế cho hành khách. Những điều này sau đó đã trở thành ý tưởng cốt lõi cho giao thông tàu điện ngầm, và được áp dụng vào đầu thế kỷ 20 ở Anh.
Anyos Istvan Jedlik đã giới thiệu mô hình xe ô tô điện đầu tiên trên thế giới, và chính vì là mô hình nên tên ông hầu như không được nhắc đến với tư cách là người đầu tiên sáng tạo ra xe ô tô điện. Một tài liệu khác cũng đã ghi chép về việc một người đàn ông quốc tịch Mỹ tên Thomas Davenport đã chế tạo ra một đầu máy nhỏ chạy bằng nam châm điện và chạy trên đường ray. Tại Anh Quốc, Thomas Parker cũng được cho là người đầu tiên sáng chế ra xe ô tô điện vào năm 1884.
Không lâu sau đó, một công ty taxi tư nhân được thành lập vào năm 1897 chỉ sử dụng taxi điện để mang lại cho khách hàng của họ một chuyến đi tốt hơn, ít tiếng ồn hơn cũng như không có mùi khí đốt. Tuy nhiên công ty này nhanh chóng bị xóa sổ bởi sự cạnh tranh - khí đốt rẻ hơn nhiều so với điện vào thời điểm đó.
Một ví dụ tuyệt vời khác là chiếc Porsche P1 cũng chỉ hoạt động bằng điện, chiếc xe được phát minh bởi Ferdinand Porsche và Ludwig Lohner vào năm 1898. Đây là một chiếc xe điện nặng hơn 500 kg và có thể di chuyển 80 km ở tốc độ tối đa 34 km/h. Tuy nhiên nó vẫn không được công chúng đón nhận vào thời điểm đó.
Điều thú vị hơn nữa là Henry Ford đã thực sự làm việc với Thomas Edison để sản xuất những chiếc xe điện giá rẻ như chiếc xe do Porsche sản xuất. Trong suốt năm 1913 và 1914, họ đã sản xuất 1.000 chiếc ô tô điện tương tự như Ford Model T được sản xuất năm 1908, nhưng với động cơ điện. Những chiếc xe này có thể đi được quãng đường 60 km khi được sạc đầu pin, tuy nhiên thời tiết lạnh vào mùa đông lại khiến pin tiêu hao điện nhanh hơn, do chúng đã nhanh chóng trở nên lỗi thời so với xe chạy bằng gas hoặc hơi nước.
Kể từ năm 1920, hầu hết các công ty ô tô không còn quan tâm đến ô tô điện vì sản xuất quá đắt vào thời điểm đó cũng như việc khí đốt dường như là một lựa chọn hiệu quả hơn.
Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/goc-tich-cua-o-to-dien-khong-phai-mot-hien-tuong-moi-noi-a16763.html