Dầu giảm
Giá dầu giảm trong phiên cuối tuần và ghi nhận một tuần giảm giá do các nhà đầu tư đợi kết quả của họp của OPEC+ để xác định việc cắt giảm sản lượng của tổ chức này.
Chốt phiên 31/5, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 7 giảm 0,24 USD hay 0,3% xuống 81,62 USD/thùng. Trong khi đó hợp đồng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,77 US cent hay 0,8% xuống 81,11 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 0,92 US cent hay 1,2% xuống 76,99 USD/thùng. Tính chung cả tuần dầu Brent giảm 0,6%, dầu WTI giảm 1%.
Các thị trường đang đợi cuộc họp của OPEC+ diễn ra vào ngày 2/6, tổ chức sản xuất này đang thực hiện một thỏa thuận phức tạp cho phép họ gia hạn một số đợt cắt giảm sản lượng dầu mỏ mạnh đến năm 2025.
Cơ quan Năng lượng Mỹ EIA cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ tăng trong tháng 3 lên mức cao nhất trong năm nay, trong khi sản phẩm nhiên liệu đã cung cấp giảm 0,4% xuống 19,9 triệu thùng/ngày.
Thị trường dầu mỏ bị áp lực giảm trong những tuần gần đây về khả năng lãi suất vẫn ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Cả hai loại dầu này đều có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023 sau khi giảm trong phiên trước đó do dự trữ nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng.
Giá dầu tăng một thời gian ngắn sau khi số liệu của Mỹ cho thấy lạm phát của nước này đi ngang trong tháng 4, củng cố đặt cược của các nhà đầu tư rằng Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm vào tháng 9.
Lạm phát khu vực eurozone tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 5. Sự gia tăng này khó có thể ngăn cản Ngân hàng Trung ương Châu Âu giảm chi phí vay vào tuần tới, nhưng nó có thể làm chậm hoặc tạm dừng chu kỳ cắt giảm trong những tháng tới.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes các công ty năng lượng Mỹ giữ giàn khoan dầu và khí ổn định tại 600 giàn trong tuần này. Số giàn khoan dầu giảm 1 xuống 496 trong khi số giàn khoan khí tăng 1 lên 100.
Tuy nhiên, tổng số giàn khoan giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 5, giảm 13 giàn, mạnh nhất trong một tháng kể từ tháng 8/2023.
Vàng có tháng thứ 4 tăng giá liên tiếp
Giá vàng giảm do báo cáo lạm phát của Mỹ phần lớn phù hợp với ước tính, mặc dù dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay khiến vàng ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp.
Vàng giao ngay ban đầu tăng sau đó giảm 0,7% xuống 2.326,9 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa giảm 0,9% xuống 2.345,8 USD/ounce.
Tuy nhiên giá vàng tăng 1,8% trong tháng này. Trong ngày 20/5 giá vàng đã lên mức cao nhất lịch sử tại 2.449,89 USD/ounce.
Đồng giảm
Giá đồng giảm sau khi số liệu sản xuất tại Trung Quốc yếu thúc đẩy các quỹ thanh lý các vị thế tăng giá mà đã đẩy thị trường lên kỷ lục vào tuần trước.
Trong buổi chiều ở Châu Âu giá đã phục hồi một thời gian ngắn sau khi số liệu cho thấy lạm phát của Mỹ ổn định, nhưng thị trường này sớm quay trở lại sắc đỏ.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,9% xuống 10.048 USD/tấn, giảm gần 10% kể từ khi chạm mức kỷ lục 11.104,5 USD/tấn vào ngày 20/5.
Chỉ số quản lý sức mua PMI chính thức của Trung Quốc giảm xuống 49,5 điểm trong tháng 5 từ 50,4 điểm trong tháng 4, ngưỡng dưới 50 phân biệt giữa tăng trưởng và thu hẹp.
Sức ép bán ra đã vượt qua sự lạc quan từ số liệu lạm phát của Mỹ mà tạo thêm niềm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Đồng LME đã tăng 0,5% trong tháng này và khoảng 17% trong năm nay.
Quặng sắt ghi nhận tuần giảm
Quặng sắt tiếp tục sụt giảm trong phiên cuối tuần do nhu cầu ngắn hạn yếu và số liệu sản xuất ảm đạm từ Trung Quốc.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa giảm 1,7% xuống 865 CNY/tấn, ghi nhận tuần giảm 4,7%.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 7 tại Singapore giảm 0,03% xuống 115,6 USD/tấn, đánh dấu giảm 4,3% so với tuần trước.
Sản lượng thép trung bình hàng ngày của các nhà sản xuất giảm 0,4% trong tuần này xuống khoảng 2,36 triệu tấn, theo số liệu từ công ty tư vấn Mysteel.
Một số nhà máy thép chọn cách tiếp cận chờ đợi và xem xét, giảm nhiệt tình mua quặng sắt.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 5, tiếp tục kêu gọi các biện pháp kích thích mới khi cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Tại Thượng Hải, thép thanh giảm 1,78% xuống 3.706 CNY (511,6 USD)/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 1,67% xuống 3.833 CNY (529,13 USD), dây thép cuộn giảm 1,27% xuống 3.956 CNY (546,11 USD) và thép không gỉ giảm 0,98% xuống 14.610 CNY (2.016,87 USD).
Cao su Nhật Bản kết thúc chuỗi tăng 7 ngày
Cao su Nhật Bản kết thúc chuỗi tăng 7 ngày trong bối cảnh chốt lời do số liệu hoạt động sản xuất của Trung Quốc yếu gây sức ép lên tâm lý, nhưng vẫn ghi nhận tuần và tháng đều tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 11 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 5,2 JPY hay 1,5% xuống 341 JPY (2,17 USD)/kg. Giá đã tăng 2,93% trong tuần này, đánh dấu tuần tăng thứ 4 liên tiếp, và tăng 11,07% trong tháng này.
Tại Thượng Hải cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 285 CNY xuống 15.350 CNY (2.119,23 USD)/tấn
Giá cao su tăng mạnh gần đây có thể do giá cước vận tải đường biển tăng đột ngột do thiếu container.
Cà phê giảm
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 150 USD hay 3,5% xuống 4.120 USD/tấn, giá đã lên mức cao nhất một tháng tại 4.388USD/tấn vào phiên trước đó.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam được dự kiến thu hoạch 29 triệu bao cà phê (60 kg/bao) trong niên vụ 2024/25.
Tình trạng thời tiết tại Việt Nam đang cải thiện, đây là tín hiệu tốt cho niên vụ 2024/25, mùa mưa đang diễn ra và tình trạng khô hạn trước đó không đủ để làm giảm đáng kể vụ tiếp theo.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 4,6% xuống 2,2235 USD/lb.
Vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024/25 của Brazil đã đạt 21% tính tới 28/5, cao hơn nhẹ so với 20% được thấy trong năm trước đó.
Đường tăng
Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,11 US cent hay 0,6% lên 18,30 USD/lb.
Sản lượng đường tại Brazil vẫn tăng so với năm trước, mặc dù những người tham gia thị trường dự kiến nửa cuối niên vụ này sẽ không mạnh bằng.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,3% lên 541,7 USD/tấn.
Đậu tương, lúa mì, ngô giảm
Đậu tương Chicago giảm phiên thứ 4 liên tiếp do áp lực từ các nguồn cung Nam Mỹ và giao dịch kỹ thuật, khi các nhà giao dịch điều chỉnh vị thế của họ vào cuối tháng.
Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 4-3/4 US cent xuống 12,05 USD/bushel, giảm 3,45% trong tuần này, tuần giảm đầu tiên kể từ ngày 15/4.
Ngô giảm phiên thứ 4 liên tiếp do sự suy yếu trong các thị trường lúa mì.
Ngô CBOT kỳ hạn tháng 7 giảm 2,5 US cent xuống 4,46-1/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần ngô giảm 3,98%.
Lúa mì Chicago giảm phiên thứ hai liên tiếp, do tin tức khả năng mưa có lợi tại Nga và các nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá hồi đầu tuần.
Lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 2-1/2 US cent xuống 6,78-1/2 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 01/6