Tăng 30% từ đầu năm, giá của kim loại được cho là 'thước đo nền kinh tế' lập kỷ lục vì lý do bất thường

Giá đồng thế giới đang tăng mạnh khi các quỹ đầu cơ ồ ạt đổ tiền vào thị trường mua bán khống với nhận định thứ kim loại sử dụng chủ yếu trong ngành điện và xây dựng này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa.

Tăng 30% từ đầu năm, giá của kim loại được cho là 'thước đo nền kinh tế' lập kỷ lục vì lý do bất thường- Ảnh 1.

Trên các sàn giao dịch khắp toàn toàn cầu cầu, giá đồng tháng này đều đạt mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi một đợt khan hiếm nguồn cung ngắn hạn trong kho của các nhà chế biến và các quỹ đặt cược vào triển vọng thị trường trong tương lai sẽ thiếu hụt do quá trình thế giới chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế xanh thúc đẩy nhu cầu tăng nhanh từ lĩnh vực xe điện và các ứng dụng mới như trung tâm dữ liệu cho trí tuệ nhân tạo…

Ngày 20/5, giá đồng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) đạt kỷ lục 11.104,5 USD/tấn (tăng 30% so với hồi đầu năm), trong khi giá tại Sàn New York (COMEX) cũng đạt kỷ lục 5,1985 USD/lb, tương đương 11.460 USD/tấn. Tính từ đầu năm đến nay, giá đồng tăng 30%.

Thông tin từ một số nhà kinh doanh đồng lớn ở Trung Quốc - nơi chiếm khoảng một nửa tổng nhu cầu đồng thế giới, cho biết giá tăng quá cao đã đẩy chi phí của các nhà tiêu thụ đồng tăng lên, thậm chí buộc các khách hàng phải giảm bớt đơn hàng.

Các công ty tư nhân, đặc biệt là các nhà sản xuất đồng thanh, bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Một nhà sản xuất đồng thanh, Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi đã cắt giảm sản lượng 70%. Nhiều công ty kinh doanh như chúng tôi hiện còn rất ít hàng dự trữ nên buộc phải cắt giảm hoặc tạm dừng hoạt động. Nhưng chúng tôi không tìm cách bổ sung nguồn dự trữ vì sợ giá có thể giảm”.

Các nhà sản xuất đồng thanh bán sản phẩm chủ yếu cho lĩnh vực điện.

Giá đồng cao kỷ lục nhưng tồn trữ ở các kho của sàn Thượng Hải cao nhất so với cùng thời điểm các năm kể từ 2016.

Giá đồng đang biến động rất mạnh. Chỉ cách đây không lâu, nhiều nhà giao dịch trên thị trường Trung Quốc đã chốt vị thế bán khi giá trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải chạm mức 72.000 nhân dân tệ (9.947 USD)/tấn, bởi dự đoán giá sẽ không bao giờ vượt qua ngưỡng 80.000 nhân dân tệ do triển vọng kinh tế yếu kém của Trung Quốc, nhất là lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn triền miên.

Nhà giao dịch càng có thêm lý do để bán khi lượng đồng tồn kho ở các trung tâm thương mại đồng Trung Quốc tăng mạnh. Tồn trữ đồng tại các kho được giám sát bởi Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (ShFE) hiện ở mức 290.376 tấn, gần mức cao nhất 4 năm đạt được vào tháng trước, so với mức 33.130 tấn hồi đầu năm.

Một số nhà sản xuất đồng thanh thậm chí đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, giá đồng trên sàn Thượng Hải hôm thứ Hai (20/5/2024) đã tăng lên mức cao kỷ lục 88.940 nhân dân tệ/tấn.

Tăng 30% từ đầu năm, giá của kim loại được cho là 'thước đo nền kinh tế' lập kỷ lục vì lý do bất thường- Ảnh 3.

Chênh lệch (mức cộng) giá đồng mà người tiêu dùng và các thương nhân Trung Quốc phải trả cho đồng nhập khẩu đã giảm xuống mức 0 và thậm chí dưới 0 kể từ giữa tháng 5/2024, mức thấp nhất kể từ ít nhất là 2012.

Giá cả biến động mạnh đặc biệt gây tổn hại cho các công ty không có khả năng phòng ngừa rủi ro. Nhiều người mua ở các thị trường mới nổi đã không phòng ngừa rủi ro.

Giá đồng đang ngắt liên hệ với những yếu tố cơ bản

Các nhà phân tích cho biết các nguyên tắc cơ bản trong ngắn hạn vẫn là mối lo ngại lớn của thị trường đồng, đặc biệt là nhu cầu ở Trung Quốc.

Nhu cầu đồng cathode ở Trung Quốc yếu đã thể hiện qua việc sản lượng đồng bán thành phẩm của nước này giảm trong tháng 3 và 4/2024.

Tăng 30% từ đầu năm, giá của kim loại được cho là 'thước đo nền kinh tế' lập kỷ lục vì lý do bất thường- Ảnh 4.

Sản lượng và tiêu thụ đồng tinh luyện ở Trung Quốc giảm.

 Nhà phân tích Natalie Scott-Gray của công ty môi giới StoneX cho biết: “Giá hoàn toàn không liên quan đến các nguyên tắc cơ bản. Triển vọng kinh tế vĩ mô nghiêng về phía tiêu cực”.

Bà nói thêm: “Mặc dù các yếu tố cơ bản đã trở nên khả quan hơn so với dự kiến thị trường đồng sẽ thiếu hụt 116.000 tấn trong năm nay, nhưng điều này không gây mất cân bằng nghiêm trọng và không biện minh cho việc giá tưang mạnh”.

Chi phí tài chính đối với một số người mua đồng cũng tăng vọt do các khoản vay của họ dựa trên giá trị của đồng.

Tăng 30% từ đầu năm, giá của kim loại được cho là 'thước đo nền kinh tế' lập kỷ lục vì lý do bất thường- Ảnh 5.

Giá đồng trên các sàn London (LME) (đồ thị màu xanh), Thượng Hải ( ShFE) (đồ thị màu trắng) và New York (COMEX) (đồ thị màu vàng).

 Thông tin từ một công ty luyện kim có trụ sở tại Trung Quốc cho biết: “Tiêu dùng bị hạn chế đáng kể. Giá có thể tiếp tục tăng, buộc các công ty ở hạ nguồn phải chấp nhận chi phí cao hơn”.

Trong khi đó, trong một số lĩnh vực, người mua đang tìm kiếm những lựa chọn thay thế rẻ hơn như đồng phế liệu và nhôm.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người tiêu dùng đồng cathode đều bị ảnh hưởng. Do đó, một số nhà sản xuất đồng thanh ở Trung Quốc thông báo số đơn đặt mua từ những khách hàng chính chủa họ vẫn ôn định. Một trong những công ty như vậy cho biết: “Các dự án sẽ không dừng lại chỉ vì giá cao, ngay cả khi giá lên tới 12.000 USD hoặc thậm chí 15.000 USD. Giá nguyên liệu thô tăng cuối cùng sẽ chuyển sang người tiêu dùng”.

Các nhà sản xuất ống đồng cũng vẫn đang có nhu cầu khá mạnh từ các nhà sản xuất máy điều hòa không khí trong mùa cao điểm, từ tháng 3 đến tháng 6, để chuẩn bị cho đợt giảm giá mùa hè.

Một nhà sản xuất ống cho biết: “Hàng ngày, chúng tôi vẫn mua cathode đồng vì cần tiếp tục sản xuất. Chúng tôi chỉ kiếm được phí gia công”.

Tăng 30% từ đầu năm, giá của kim loại được cho là 'thước đo nền kinh tế' lập kỷ lục vì lý do bất thường- Ảnh 6.

Tăng trưởng của các lĩnh vực tiêu thụ đồng đầu cuối ở Trung Quốc tháng 1-4/2024 (so với cùng kỳ năm trước).

 

Tham khảo: Reuters

Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/tang-30-tu-dau-nam-gia-cua-kim-loai-duoc-cho-la-thuoc-do-nen-kinh-te-lap-ky-luc-vi-ly-do-bat-thuong-a102447.html