Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!

Khi đến đây, nhiều du khách bất ngờ trước cảnh đẹp bình dị, mộc mạc nằm cách không xa TP. HCM.

Với những người đam mê "xê dịch", thích cảnh cây cối, sông nước mà bỏ qua một cảnh đẹp này thì thật thiếu sót. Đây là nơi lý tưởng để các bạn “sống ảo” quên lối về, là những giây phút thư giãn, tránh xa chốn thành thị xô bồ. Địa danh thú vị này là rừng tràm Trà Sư, tọa lạc tại ấp xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Được hình thành từ năm 1983, đây là một khu rừng tràm trà rộng lớn với diện tích 850 ha. 

Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên đẹp đến mê mẩn lòng người, rừng tràm Trà Sư còn được ông trời ban tặng nhiều loại động thực vật đa dạng, phong phú. Khu rừng xanh mướt này sở hữu hệ động vật độc đáo với 116 loài. Trong đó, một số loài động vật quý hiếm, nằm trong sách Đỏ như cò lạo Ấn Độ, cò cổ rắn, dơi chó tai ngắn,... cũng lựa chọn rừng tràm Trà Sư làm nơi cư trú. 

Bên cạnh loại cây tràm được trồng chủ yếu, rừng tràm Trà Sư còn là nơi quy tụ của 140 loài thực vật. Đặc biệt, một số loại cây như dương xỉ, nhãn lồng,... tại đây cũng được nhiều người dân sử dụng để chế biến thực phẩm.

Sự ra đời của rừng tràm Trà Sư cũng mang một ý nghĩa đặc biệt. Tràm là một loại cây có tính chống chịu phèn cao được lựa chọn để "phủ xanh" khu đất trống và mang lại hiệu quả cao trong việc chống lũ đầu nguồn. Do đó, khu rừng cũng mang lại nhiều lợi ích giúp cải thiện đời sống của bà con vùng Tây Nam Bộ.

Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 1.

Rừng tràm Trà Sư được xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2020, bao gồm 2 hạng mục: "Rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam" và "Cầu tre trong rừng tràm dài nhất Việt Nam". Ngoài ra, khu rừng cũng được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long theo khảo sát của BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Để tận hưởng trọn vẹn nhất vẻ đẹp của rừng tràm Trà Sư, bạn nên sắp xếp lịch trình tham quan vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Đây là khoảng thời gian khu rừng này vào mùa nước nổi, nước từ sông dâng lên tràn vào đồng bằng giúp thủy sản phát triển mạnh và đem lại sự trù phú, tốt tươi cho cây trồng. Tại thời điểm này, đủ loại cánh bèo cũng được dịp sinh sôi, giăng kín mặt nước, tạo nên cảnh đẹp có 1-0-2.

Đắm chìm trong cảnh đẹp khó quên, vừa "đã mắt", vừa "đã tay"

Nhiều du khách nhận định rừng tràm Trà Sư là địa điểm chứa đựng nhiều điều mộc mạc nhất. Những trải nghiệm như ngồi xuồng ba lá, vỏ lãi (một loại ghe nhỏ đặc trưng tại miền Tây), đi bộ trên cầu tre,... đều là những điều khó trải nghiệm ở những thành phố đông đúc, xô bồ. Ngoài ra, đây còn là điểm đến lý tưởng đánh thức mọi giác quan của du khách.

Không chỉ được nhìn ngắm nhiều cảnh quan đặc sắc, du khách còn có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, nghe tiếng chim hót văng vẳng bên tai, chạm tay xuống làn nước mát rượi. Bên cạnh đó, du khách sẽ được dịp thưởng thức nhiều món ăn dân dã, đặc trưng của người dân An Giang như thốt nốt, các món ăn làm từ cá,...

Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 2.
Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 3.
Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 4.
Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 5.

Đặc biệt, nếu lựa chọn du ngoạn trên xuồng ba lá để đi sâu vào vùng lõi của khu rừng, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình người dân thu hoạch mật ong hoa tràm giá trị cao, ngắm nhìn nhiều loại chim quý hiếm, thảm thực vật muôn màu, muôn vẻ điểm xuyết trên bức tranh phong cảnh với tông màu xanh chủ đạo. Ngồi trên xuồng di chuyển lướt qua khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoà mình vào với tiếng chim hót líu lo, tiếng mái chèo khua mặt nước chắc chắn sẽ đem tới cho bạn cảm giác như lạc vào xứ sở thần tiên thơ mộng. 

Không chỉ vậy, du khách cũng được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị khác tại rừng tràm Trà Sư như dạo bước thong thả trên cầu tre, cho chim ăn tại sân chim bồ câu, sử dụng kính viễn vọng để ngắm nhìn bao quát rừng tràm trên lầu vọng cảnh,...

Xuyên suốt hành trình khám phá rừng tràm Trà Sư, nhiều du khách dễ dàng lấp đầy bộ sưu tập ảnh bằng những bức hình đẹp đẽ, thậm chí còn chụp ảnh đến mỏi cả tay. Sau khi cập bến, du khách có thể nghỉ ngơi tại chòi nghỉ rộng rãi, thoải mái; và bắt đầu khám phá ẩm thực nơi đây với rất nhiều món ăn dân dã. Một vài món đặc trưng có thể kể đến: Canh chua cá linh nấu bông điên điển, cá lóc nướng trui, chuột đồng nướng…

Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 6.
Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 7.

Là phim trường thu hút khách tham quan

Ngoài ra, rừng tràm Trà Sư còn được lựa chọn cho bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim "Đất rừng phương Nam" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng,kinh phí đầu tư lên tới 40 tỷ đồng. 

Rừng tràm Trà Sư được chọn là bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim. Cảnh được tái hiện với hàng chục ghe thuyền giao thương tấp nập, xung quanh là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ. 

Trên bờ, một số nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của bộ phim được giữ nguyên trạng để du khách tham quan, check-in. Nhiều góc bối cảnh của phim với quầy bán thịt, hiệu buôn vải, tiệm vàng – cầm đồ của ông Ba Sang (NSƯT Trung Dân đóng) đã được giữ lại.

Theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, bản điện ảnh khác bản truyền hình ở chỗ sẽ thể hiện chất rừng như trong truyện. Rừng tràm Trà Sư được lựa chọn vì nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ về rừng Nam Bộ. 

Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 8.
Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 9.
Cầm 300.000 VNĐ tự tin du ngoạn thắng cảnh nức tiếng đồng bằng sông Cửu Long: Check-in mỏi tay, là bối cảnh 1 bộ phim ăn khách!- Ảnh 10.

Lưu ý khi tham quan rừng tràm Trà Sư mà bạn nhất định phải biết

Rừng tràm Trà Sư sẽ mở cửa đón du khách tham quan từ 7 giờ - 17 giờ. Để chiêm ngưỡng màn trình diễn của nhiều loài chim bay rợp trời, bạn nên tới rừng tràm Trà Sư và buổi sáng từ 7 giờ - 9 giờ và buổi chiều từ 16 giờ - 17 giờ.

Giá vé tham quan tại rừng tràm Trà Sư làm 100.000 VNĐ/ người, trẻ em dưới 1m3 và người già trên 70 tuổi không mất phí vào cửa. Tuy nhiên, nếu muốn ngồi xuồng ba lá, vỏ lãi hoặc tàu, bạn cần trả thêm 50.000VNĐ/ người. Ngoài ra, bạn có thể mua vé cho dịch vụ quan sát bằng kính viễn vọng: 5.000 VND/ người (không bắt buộc). Chi phí tham quan, ăn uống khá vừa với túi tiền du khách. 

Bạn cần lưu ý xuồng ba lá chỉ chở được tối đa 3 người/ xuồng, vỏ lãi hoặc tàu sẽ có sức chứa nhiều người hơn. Bên cạnh đó, vào mùa nước nổi, khu vực Tây Nam Bộ sẽ xuất hiện nhiều đợt mưa. Do đó, bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi tham quan, chuẩn bị áo mưa hoặc ô dự phòng.

Tổng hợp

Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/cam-300000-vnd-tu-tin-du-ngoan-thang-canh-nuc-tieng-dong-bang-song-cuu-long-check-in-moi-tay-la-boi-canh-1-bo-phim-an-khach-a102301.html