Giá lúa gạo tăng giảm trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay tại thị trường trong nước biến động trái chiều giữa các loại lúa. Nhu cầu hỏi mua lúa Hè Thu rải rác, giá vững.
Theo số liệu trên báo Quân Đội Nhân Dân với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá Nếp Long An tăng mạnh 400 đồng/kg lên mức 9.800 - 10.500 đồng/kg; lúa IR 504 tăng 100 - 200 đồng/kg lên mức 7.600 - 7.700 đồng/kg. Trong khi đó, lúa OM 380 điều chỉnh giảm 200 đồng/kg xuống còn 7.500 - 7.700 đồng/kg.
Xuất khẩu gạo 2024 dự báo ra sao?
Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 8,1 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về trị giá so với năm 2022.
Trong quý I-2024 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, trong quý I năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam, lần đầu tiên là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%).
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo các chuyên gia dự báo, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023- 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.
Tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2024 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo ở mức kỷ lục 526,4 triệu tấn. Trong các nước xuất khẩu gạo.
Với các loại lúa còn lại, giá đi ngang. Theo đó, lúa Đài thơm 8 duy trì ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa OM 5451 duy trì ổn định ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg; lúa Nhật giá 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Ghi nhận tại các địa phương, lúa Hè Thu nhu cầu hỏi mua rải rác, giá vững, ít giao dịch. Tại Tháp Mười (Đồng Tháp), nguồn lúa thu hoạch rải rác tại các đồng. Tại Kiên Giang, An Giang thương lái mua chậm, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu.
Trên thị trường gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm hôm nay chững lại và có xu hướng đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Tại An Giang gạo đẹp nguồn ít, nhà máy bán cầm chừng.
Cụ thể, gạo IR 504 ổn định quanh mốc 11.600 - 11.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 ở mức 14.000 - 14.100 đồng/kg. Bên cạnh đó với phụ phẩm, giá phụ phẩm hôm nay giữ ổn định với tấm và điều chỉnh tăng với cám khô. Hiện giá tấm OM 5451 duy trì ổn định ở mức 10.400 - 10.500 đồng/kg; cám khô dao động quanh mốc 6.600 - 6.700 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ giá gạo cũng không có biến động. Hiện giá gạo thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.500 - 19.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 20.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg. Gạo trắng thông dụng 18.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 19.500 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.000 - 19.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 18.500 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Giá bình quân xuất khẩu gạo ở Việt Nam vẫn neo ở ngưỡng cao
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2024, nước ta đã xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo, thu về gần 620 triệu USD. Cụ thể luỹ kế 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3,17 triệu tấn gạo, giá trị đạt gần 2,04 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo chỉ tăng 9,5% về lượng nhưng giá trị tăng mạnh tới 33,6%.
Giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm nay lên tới 644 USD/tấn, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta tăng mạnh trong những tháng vừa qua.
Đáng chú ý, trong lúc giá gạo neo cao thì Philippines – khách hàng truyền thống của gạo Việt – bất ngờ mua lượng gạo lớn của nước ta.
Cụ thể, trong tháng 4, quốc gia ở Đông Nam Á này đã chi 286,8 triệu USD để mua 478.700 tấn gạo, tăng 21% về lượng và tăng mạnh 45% về giá trị so với tháng cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm nay, Philippines nhập khẩu 1,49 triệu tấn gạo từ Việt Nam, giá trị đạt 935,6 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo quốc gia này nhập khẩu từ Việt Nam chỉ tăng 15,5%, nhưng giá trị tăng tới 44,5%. Theo đó, thị trường Philippines chiếm gần 47% giá trị xuất khẩu gạo của nước ta trong 4 tháng năm 2024.
Kể từ năm 2019 đến nay, Việt Nam đã vượt Thái Lan để trở thành nhà cung ứng quan trọng và giữ vị trí số 1 xuất khẩu gạo vào Philippines. Hiện Philippines cũng là thị trường truyền thống xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha
Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030".
Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng canh tác bền vững và hiệu quả.
Đề án đưa ra mục tiêu giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân khoảng 9.500 tỷ đồng; tỉ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải.
Đề án gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Trong quá trình triển khai Đề án, sẽ có một số chính sách mới, phù hợp với xu hướng toàn cầu được thực hiện thí điểm như chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, sản xuất tuần hoàn, khai thác đa giá trị trong sản xuất lúa với các chính sách cơ chế về đầu tư hoặc tín dụng với mục tiêu thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lúa gạo.
Từ thí điểm thành công, mô hình này tại ĐBSCL sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa "Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao" trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.
Theo Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh ĐBSCL căn cứ tiêu chí vùng chuyên canh tiến hành xác định các vùng đạt tiêu chí, đăng ký và xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án cho năm 2024 và cho từng giai đoạn; củng cố kiện toàn tổ chức bố trí kinh phí hoàn thiện các điều kiện ban đầu để triển khai Đề án trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Các địa phương củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng lúa tham gia Đề án, nhất là hạ tầng về thuỷ lợi; ban hành cơ chế, chính sách của địa phương để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp; hỗ trợ và phát triển các hợp tác xã, đào tạo nhân lực quản lý hợp tác xã, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tham gia vào chỗi giá trị sản xuất lúa bền vững.
Đồng thời, các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án, báo cáo Bộ NN&PTNT; tổ chức sơ kết thực hiện Đề án vào năm 2025.
Đắk Lắk tìm giải pháp tăng giá trị lúa gạo
Vụ Đông Xuân 2023 - 2024, toàn tỉnh Đắk Lắk gieo trồng 46.581 ha lúa nước, đạt 116,45% kế hoạch đề ra. Những ngày này, không khí thu hoạch nhộn nhịp, tấp nập trên những cánh đồng trồng lúa của tỉnh. Qua ghi nhận, năng suất vụ Đông Xuân trên địa bàn dao động khoảng 7-10 tấn/ha, có nơi đạt 12 tấn/ha, cao hơn trung bình vụ Đông Xuân 2022 - 2023 khoảng 6 tạ/ha. Giá cao hơn 2.000 đồng/kg so với vụ Đông Xuân 2022 - 2023. Người dân phấn khởi vì thời tiết nắng ráo, thuận lợi cho thu hoạch, lúa được mùa, được giá.
Theo số liệu trên TTXVN Hiện nay, các vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Đắk Lắk như: các huyện Ea Súp, Krông Pắc, Lắk, Ea Kar, Krông Bông, Krông Ana… đã thu hoạch được 80% diện tích lúa Đông Xuân. Năm nay, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương đã chủ động ban hành, hướng dẫn khung lịch thời vụ, xây dựng kế hoạch sản xuất và phương án phòng, chống hạn… Nhìn chung, vụ Đông Xuân 2023 - 2024 gặp nhiều thuận lợi, ít sâu bệnh.
Bên cạnh các cây công nghiệp lâu năm, lúa là cây trồng chủ lực của tỉnh Đắk Lắk, gắn bó với đời sống của nhân dân 49 dân tộc từ bao đời nay. Tìm giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo sẽ góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thiết thực xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hắc Hiển cho biết, để phát triển cây lúa và gia tăng giá trị ngành hàng, trong thời gian tới, tỉnh rà soát lại diện tích trồng lúa; trong đó, các vùng trồng lúa phải gắn với các công trình thủy lợi để đảm bảo nước tưới. Tại những vùng trọng điểm lúa, ngành nông nghiệp phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, sử dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao.
Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh tiếp tục hình thành những vùng sản xuất lúa tập trung, chuyên canh, gắn với các tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất theo chuỗi giá trị. Các vùng trọng điểm lúa vừa chú trọng nâng cao năng suất, sản lượng, vừa chú trọng xây dựng thương hiệu; đồng thời, xây dựng các phương án, khả năng phòng, chống, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/tieu-thu-gao-toan-cau-nam-2024-du-bao-o-muc-ky-luc-co-hoi-vang-cho-gao-viet-but-pha-a101678.html