Giá cà phê trong nước ổn định ở mức cao
Giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 4h24 phút ngày 14/5/2024 như sau, giá cà phê trong ổn định ở mức cao, với mức giá trên 100.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 100.800 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk là 101.000 đồng/kg.
Theo Công Thương giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ở mức giá 100.500 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 101.000 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 100.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay (ngày 14/5) tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức khoảng 100.900 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 101.000 đồng/kg.
Theo phân tích của các chuyên gia, sự biến động của giá cà phê thời gian qua là điều đã được dự đoán từ trước, và giá cà phê đang dần trở về giá trị thực sau thời gian bị các quỹ đầu cơ làm giá.
Sau chuỗi ngày biến động mạnh, thị trường hiện khá thận trọng, bằng chứng là những ngày qua giá cà phê giao dịch biến động không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng xu hướng tăng sẽ quay trở lại nhưng ít có khả năng tăng nhanh và mạnh như hồi tháng 4 vừa qua. Nguyên nhân, những yếu tố thúc đẩy cà phê lắng xuống được cho là nắng nóng đã qua giai đoạn căng thẳng hay một số nước chuẩn bị thu hoạch cà phê và tình hình ở Trung Đông (liên quan tới vận chuyển hàng hải Á - Âu) tạm thời hạ nhiệt...
Thực tế, nguồn cung cà phê thế giới vẫn thiếu hụt. Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới trong tháng 4 chỉ xuất được 152.000 tấn, giảm đến 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều chuyên gia ước tính, lượng cà phê tồn kho của Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 300.000 tấn và phải chờ đến tháng 10 mới có nguồn thu hoạch mới bổ sung.
Sau chuỗi ngày biến động mạnh, thị trường hiện khá thận trọng, bằng chứng là những ngày cuối tuần trước giá cà phê giao dịch biến động không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng xu hướng tăng sẽ quay trở lại nhưng ít có khả năng tăng nhanh và mạnh như hồi tháng 4 vừa qua. Nguyên nhân, những yếu tố thúc đẩy cà phê tăng giá đã lắng xuống. Cụ thể, nắng nóng đã qua giai đoạn căng thẳng hay một số nước chuẩn bị thu hoạch cà phê và tình hình ở Trung Đông tạm thời hạ nhiệt...
Hiện tượng tăng giá cà phê, dầu ô liu và ca cao dự kiến sẽ tiếp tục trong vài năm tới
Thông tin trên TTXVN giá dầu ô liu, cà phê và ca cao tăng dự kiến sẽ còn tiếp tục trong thời gian dài, làm gia tăng mạnh lo ngại đối với lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, nhà hàng và người tiêu dùng nói chung.
Theo báo Donga Il ngày 14/5, hiện tượng tăng giá các mặt hàng này dự kiến sẽ tiếp tục trong vài năm tới và nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến giảm sản lượng các loại cây trồng.
Báo Donga dẫn số liệu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 14/5 cho biết giá dầu ô liu đã tăng từ 1.996 USD/tấn trong quý 4/2020 lên 4.409 USD trong quý 3/2021, sau đó tăng vọt lên 10.088 USD trong quý 1/2024.
Đáng chú ýgiá dầu ô liu tăng vọt là do sản lượng tại Tây Ban Nha, nước sản xuất lớn nhất, đã giảm một nửa.
Một quan chức trong ngành cho biết giá dầu ô liu tăng mạnh trong năm nay là do vụ thu hoạch thất bát năm 2023 và dự kiến năm nay cũng sẽ có vụ thu hoạch kém. Giá dầu ô liu sẽ không giảm cho đến cuối năm nay.
Giá cà phê vốn đã tăng đáng kể nhưng dự kiến sẽ vẫn ở mức cao hoặc tiếp tục xu hướng tăng giá trong 3 năm đến 4 năm tới. Giá cà phê Robusta trên Sàn giao dịch quốc tế London, vào khoảng 2.172 USD/tấn vào tháng 1/2022, đã tăng lên 3.432 USD/tấn kể từ ngày 1/5. Hạt cà phê Arabica từ mức giá dưới 3.000 USD/tấn vào tháng 4 năm 2021 đã lên mức 4.435 USD/tấn vào ngày 10/5 vừa qua.
Thời gian gần đây giá cà phê Arabica tăng chủ yếu là do sương giá gây thiệt hại cho cây cà phê ở Brazil, khu vực sản xuất chính. Do phải mất hơn 3 đến 4 năm cây cà phê mới phục hồi sau đợt rét đậm nên nhiều khả năng giá cà phê sẽ không giảm trong giai đoạn này.
Tương tự giá ca cao cũng đang đà tăng mạnh. Tháng 1/2023, giá ca cao trên Sàn giao dịch quốc tế London là 2.025 USD/tấn, nhưng đã vượt quá 10.000 USD/tấn vào ngày 19/4 và xuống mức 7.517 USD/tấn tính vào ngày 10/5.
Dự báo năm 2024, xuất khẩu cà phê có thể đạt đến 5 tỷ USD nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ, trong đó có sự bứt phá về giá. Cùng với nhu cầu thế giới tăng cao, một số sản phẩm cà phê nhân được sử dụng rang xay làm hòa tan trong nước, nên nhu cầu nội địa cũng tăng. Việt Nam hiện là nước sản xuất và cung cấp cà phê Robusta đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng chiến lược xuất khẩu để tận dụng tối đa những lợi thế hiện có.
Hiện cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đang là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/ca-phe-du-kien-tang-manh-xuat-khau-nam-2024-co-the-dat-muc-5-ty-usd-a101501.html