Phát triển thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án… đồng thời, sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Về vấn đề này PV VOV có cuộc phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên cao cấp Viện Thương mại kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

PV: Thưa ông vừa rồi thì Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị nhấn mạnh về vai trò của việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Ông nhìn nhận như thế nào về các yêu cầu tại Chỉ thị này?

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tôi cho rằng, việc phát triển thị trường tín chỉ cacbon là một bước đi rất quan trọng trong vấn đề thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, đồng thời tận dụng được lợi thế của năng lực Việt Nam trong lĩnh vực này để hình thành nguồn vốn nhằm tạo điều kiện thực thi mục tiêu đạt phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Công điện này tôi cho rằng rất phù hợp, thậm chí phải sớm hơn, một số nước đã thực hiện những việc này rồi.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam- Ảnh 1.

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên cao cấp Viện Thương mại kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân

Cho đến nay, qua một vài đánh giá cho thấy, Việt Nam với thị trường tín chỉ cacbon đang có đà đang lên. Nếu chúng ta không bắt kịp thị trường này thì chúng ta sẽ bỏ lỡ những cơ hội và sau này chi phí cơ hội để bù đắp lại sẽ lớn hơn. Nếu chúng ta phát triển được nghĩa là chúng ta huy động nguồn lực một cách hiệu quả hơn, và gắn với đó là chúng ta có thể là kết nối được thị trường của Việt Nam với các nước và vận hành quá trình thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 bằng cơ chế thị trường chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính. Thì đây là cách làm để chúng ta dùng thị trường để điều tiết hơn là dùng các biện pháp của Chính phủ.

PV: Thưa ông, có thể thấy rất nhiều chủ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp cũng như các nhà đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo như là điện gió, điện mặt trời cũng đang có mục tiêu tiến đến cung cấp các tín chỉ carbon này. Vậy chuyên gia nhìn nhận như thế nào về cơ hội, tiềm năng để có được thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam?

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Với việc ban hành công điện như vậy, tôi cho rằng là tất cả mọi người đã nhận thức được thị trường này là thị trường có khả năng sinh lợi. Cho nên những chủ thể có năng lực cung ứng tín chỉ carbon này nên tranh thủ cơ hội để có thể tìm kiếm lợi nhuận, lợi ích, đặc biệt là lợi ích biên mà có khả năng ngày càng tăng.

Chính vì thế, tôi cho rằng, các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp hay các địa phương mà có tiềm năng (chẳng hạn tiềm năng về rừng) có thể dựa vào đó để chúng ta có thể kích hoạt mạnh hơn thị trường tín chỉ cacbon. Trên cơ sở đó, chúng ta chuyển hóa nguồn tài nguyên thành nguồn vốn để tạo điều kiện để chúng ta tái tạo nguồn tài nguyên, đồng thời chúng ta có thể chuyển dịch cơ cấu năng lượng. Chúng ta có thể thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững trên cơ sở chúng ta lấy các nguồn lực tại chỗ, nguồn lực sẵn có để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó mà hạn chế được, giảm thiểu được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, đặc biệt là từ ngân sách.

Phát triển thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam- Ảnh 2.

Việt Nam với định hướng phát triển thị trường tín chỉ carbon

PV: Vậy thì với Việt Nam đâu là cái khó khăn lớn nhất khi chúng ta xây dựng và tham gia vào thị trường này, thưa ông?

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tôi cho rằng cái khó khăn lớn nhất là nhận thức chưa đầy đủ cái thị trường tín chỉ cacbon nó là gì. Thứ hai, đánh giá được lợi nhuận của thị trường tín chỉ cacbon là bao nhiêu. Thứ ba là quy mô đến đâu và thứ 4 nữa là cái ngưỡng mà chúng ta phát triển thị trường này đến đâu để không quá lạm dụng, để nó ảnh hưởng đến các mục tiêu mà chúng ta đang đặt ra trong dài hạn.

Do đó, tôi cho rằng, đầu tiên là phải nâng cao nhận thức, công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích, phân tích, đánh giá tác động.

Thứ hai, là phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để làm sao cho hành lang phải đầy đủ, rõ ràng, để tất cả mọi người đều có thể tham gia một cách chủ động.

Thứ ba, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế và chúng ta cũng nên tham gia vào thị trường tín chỉ carbon quốc tế.

Đặc biệt, tôi nghĩ là chúng ta phải chủ động tích cực trong vấn đề tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tổ chức khác để chúng ta là bắt kịp được xu hướng phát triển của thị trường tín chỉ này theo đúng xu hướng thế giới. Trên cơ sở đó chúng ta không chỉ thu được lợi ích từ trong nước mà cả nước ngoà.

PV: Cụ thể, dưới góc độ của một nhà nghiên cứu thì theo ông những kinh nghiệm quốc tế của những quốc gia nào, những thị trường nào gần gũi nhất với Việt Nam mà chúng ta cần phải học tập?

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tôi nghĩ rằng đối với các nước phát triển thì thị trường này rất lâu rồi, đặc biệt các nước Bắc Âu, cả các nước ở châu Âu như Đức, Phần Lan, Thụy Điển… cũng phát triển thị trường tín chỉ cacbon rất mạnh.

Với châu Á thì tôi nghĩ là có Hàn Quốc là nước đã rất mạnh dạn đầu tư phát triển. Thứ hai là Nhật Bản là mô hình mà tôi nghĩ chúng ta nên học tập; Thứ ba là kinh nghiệm của Trung Quốc, họ cũng đã có những bước đi có tính đón đầu, cho nên họ định hướng phát triển rất nhanh. Thì tôi nghĩ những cái đó chúng ta nên có cái tham chiếu kinh nghiệm. Tham chiếu kinh nghiệm này thì chúng ta cũng phải học hỏi 100% mà tôi nghĩ nên có sự sàng lọc, và tất nhiên khi đã sàng lọc tốt và phù hợp thì chúng ta sẽ đi nhanh hơn, vì những người đi trước là kinh nghiệm cho những người đi sau đi tốt hơn.

PV: Vậy trong trước mắt Việt Nam cần phải làm gì để chúng ta có thể tiến tới được nhanh nhất thị trường tín chỉ carbon này, thưa ông?

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tôi cho rằng vấn đề trước mắt là chúng ta không chỉ có Công điện mà tôi nghĩ là cần phải có một văn bản pháp lý, thậm chí cả là một Chiến lược để chúng ta ban hành hành lang pháp lý một cách rõ ràng, mạch lạc, và chúng ta phải quy định rất cụ thể. T

hì trên cơ sở đó chúng ta phải có một quy trình, thậm chí phải có những văn bản hướng dẫn chi tiết, và đồng thời chúng ta cần phải có cơ chế để khuyến khích, động viên tất cả mọi việc khi tham gia cái này. Còn nếu không chúng ta làm chậm thì chúng ta sẽ phải trả giá rất cao.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/phat-trien-thi-truong-tin-chi-carbon-nhung-yeu-cau-dat-ra-cho-viet-nam-a101319.html