Nếu hỏi 10 người thì chắc chắn 9,5 người sẽ bảo
TP HCM là đô thị lớn nhất cả nước, giao thoa nhiều văn hóa Đông - Tây. Do vậy, tích cách của người dân ở đây khá cởi mở và chấp nhận cái mới. Ảnh: Dy Khoa.
Cũng đúng thôi, sống và làm giàu tại TP HCM nói dễ cũng dễ mà nói khó cũng trăm nghìn thứ khó. Người dân TP HCM sẵn sàng và chấp nhận thử cái mới. Bất kể hàng quán dù xa hay gần họ đều có tâm và có lòng đến thử. Tính người dân ở đây hay vậy đó. Nhưng để lượng khách đó quay trở lại thì là một điều hoàn toàn khác.
Tôi nhớ cách đây vài năm, tôi và nhóm bạn rất thích một quán cháo ếch nấu kiểu Singapore ở trung tâm TP HCM. Lần đó, chúng tôi ăn mặc xuề xòa. Nhân viên quán bật ngay thái độ không muốn tiếp, suốt buổi ăn hôm đó, nhóm toàn nhận được những ánh mắt, cử chỉ thiếu chuẩn mực, tác phong phục vụ mà người TP HCM mong muốn.
Đó là lần cuối cùng nhóm chúng tôi ăn ở đó. Giờ thì quán ấy đã không còn. Tôi cũng chẳng biết do dịch hay do thái độ. Nhưng chắc chắn thái độ phục vụ của quán đã tác động đến tâm lý lựa chọn của khách hàng ở lần quay lại thứ hai, ba.
Ở TP HCM, hiếm có người nào lại thích đến một hàng quán phải xếp hàng quá dài hay nghe tiếng chửi chan chát bên tai. Họ cho rằng ăn là lúc hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp nhất nên tiếng chửi sẽ phá nát bầu không khí đẹp đẽ ấy. Đó là lý do mà hàng quán ở đây chưa bao giờ nổi tiếng vì tiếng chửi của người chủ cả.
Muốn sống và làm giàu được ở thành phố này thì buộc phải thay đổi tích cách. Ảnh: Dy Khoa.
Vào tất cả hàng quán ở TP HCM, thực khách trước khi gọi món đều nghe được tiếng cười nói rôm rả. Cái cảm giác giống như được về nhà. Nhiều khi khách quay lại không phải vì món ngon số 1 mà chính vì tính cách người chủ. Người chủ càng cởi mở, càng biết nói chuyện sẽ càng có nhiều khách.
Làm giàu ở TP HCM chỉ bằng nụ cười
Dù các hàng quán truyền thống ở TP HCM chưa ai học về trải nghiệm khách hàng (customer experience hay CX) nhưng quả thật họ đều làm rất tốt. Mỗi điểm chạm với khách được những người buôn bán xứ này nâng lên thành một tầm cao. Mua ít rau, vài cọng ngò mươi nghìn nhưng chủ sạp rau ở chợ truyền thống của gói lại cẩn thận và nở nụ cười thật cười gửi cho khách.
Hôm nay có thể họ mua ít nhưng ngày mai họ sẽ trở thành bạn hàng thân thiết và giới thiệu thêm cho nhiều người. Đó là cách mà người TP HCM nghĩ khi buôn bán - khách đến lần một sẽ còn đến lần hai.
Người TP HCM dễ tha thứ nên chỉ cần cười là bạn đã có thể lấy lòng. Ảnh: Dy Khoa.
Câu chuyện trải nghiệm khách hàng ở TP HCM đang làm rất tốt. Nhiều khách hàng quay lại lần hai, lần ba. Ảnh: Dy Khoa.
Trong các buổi huấn luyện của các nhà hàng, quán ăn hoặc các loại hình dịch vụ khác ở khu vực TP HCM đều có nội dung phải nói, cười với khách hàng ra sao. Nhắc đến Thế giới di động hay FPT Shop, chúng ta vẫn nhớ chi tiết nhân viên chào đón ở cửa cúi đầu chào và nở nụ cười tươi. Là một khách hàng, chắc chắn bạn sẽ thích điều đó hơn là một gương mặt cau có, khó chịu.
Nụ cười ở TP HCM còn có giá trị rất lớn khi xử lý các mối quan hệ xung đột trong giao dịch mua bán. Trong nguyên tắc xử lý khủng hoảng, khủng hoảng càng gia tăng khi cả bên tiếp tục "thêm dầu vào lửa".
Tính cách người TP HCM có cái hay và được ứng dụng vào buôn bán rất tốt là dĩ hòa vi quý. Khách có thể làm bể một cái chén, chủ không bắt đền lại còn nở nụ cười thật cười tươi. Lần sau người khách ấy chắc chắn sẽ quay lại trở lại vì ấn tượng tốt đẹp. Ở khoảnh khắc đó nếu người chủ cau có thì có khi quán không chỉ mất một khách mà còn rất nhiều khách.
Nụ cười tại TP HCM có giá trị kinh tế rất lớn. Nếu biết khai thác nó, bạn có thể làm giàu. Ảnh: Dy Khoa.
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
https://soha.vn/muon-lam-giau-tai-tp-hcm-phai-biet-cuoi-noi-20220713230443657.htm
Link nội dung: https://doanhnghiepthoinay.com/muon-lam-giau-tai-tp-hcm-phai-biet-cuoi-noi-a101.html