Choáng váng khi hóa đơn tiền điện cuối tháng tăng cao chót vót là tình trạng chung mà nhiều người đang gặp phải. Lúc này, một câu hỏi quen thuộc lại được đặt ra "Tại sao hóa đơn tiền điện tháng này tăng cao đến vậy?".
Theo EVN, có 9 món đồ quen thuộc trong mỗi gia đình có khả năng "ngốn" điện nhiều nhất. Thế nhưng, "thủ phạm" gây tốn nhiều tiền mỗi cuối tháng bất ngờ là không phải điều hòa hay tủ lạnh như nhiều người tưởng tượng.
Bếp điện đứng đầu danh sách tiêu hao điện năng do EVN công bố (Nguồn: EVN)
1. Đứng đầu danh sách là bếp điện. Với thời gian sử dụng khoảng 3 tiếng/ngày, trong 1 tháng, người dùng sẽ tiêu tốn 85-95 kWh điện với bếp đơn và 170-190 kWh với bếp đôi (Ảnh minh hoạ)
2. Bình nóng lạnh: Với bình nóng lạnh dung tích 20l, nếu chỉ bật 1 tiếng mỗi ngày thì số lượng điện tiêu thụ trong 1 tháng ước tính là 70-80 kWh. Nếu bật bình 24/24, số lượng điện tiêu thụ mỗi tháng là 320-340 kWh điện (Ảnh minh hoạ)
3. Tủ lạnh: Tủ lạnh là thiết bị luôn được bật 24/24 trong mỗi gia đình. Thống kê cho thấy, mức độ tiêu thụ điện của tủ lạnh là khoảng 30-45 kWh/tháng với tủ trung bình, 50-65 kWh/tháng với tủ lớn, còn tủ lạnh mini tốn 10-15 kWh/tháng (Ảnh minh hoạ)
4. Máy tính để bàn: Nếu máy tính hoạt động 12 tiếng mỗi ngày, ước tính sẽ tiêu tốn số lượng điện là 72-75 kWh trong 1 tháng (Ảnh minh hoạ)
5. Tivi: Nếu xem TV 5 tiếng mỗi ngày (TV LCD, công suất 150W) thì trung bình số lượng điện tiêu thụ trong tháng là 20-25 kWh (Ảnh minh hoạ)
6. Nồi cơm điện: Với nồi cơm điện có công suất 500 W, một tháng thiết bị này có thể tiêu tốn 20-25 kWh nếu dùng 2 tiếng mỗi ngày (Ảnh minh hoạ)
7. Bàn là điện Nếu dùng 30 phút mỗi ngày bàn là điện có công suất 1.100 W, thì ước tính một tháng tốn 14-24 kWh (Ảnh minh hoạ)
8. Lò vi sóng: Lò công suất 1.000 W, sẽ tốn 10-20 kWh/tháng nếu dùng 30 phút mỗi ngày (Ảnh minh hoạ)
9. Thiết bị mạng: Mặc dù mức tiêu thụ điện không cao, nhưng đây lại là tiết bị luôn hoạt động 24/24. Trung bình mỗi tháng, những loại thiết bị này sẽ tiêu tốn từ 8-12kWh (Ảnh minh hoạ)